Bản đồ là mô hình khái quát các đối tượng địa lý được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và phục vụ nhiều mục đích khác nhau về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục… Vậy bản đồ là gì? Ký hiệu bản đồ là gì? Sẽ được chúng tôi tư vấn trong nội dung bài viết sau đây.
Khái niệm ký hiệu bản đồ?
Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ, đường nét, màu sắc, … đùng để thể hiện các đặc điểm của các đối tượng địa lý lên trên bản đồ sao cho chân thực nhất so với đối tượng địa lý bên ngoài thực tế.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2019/TT-BTNMT, có các loại ký hiệu bản đồ như sau:
– Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.
Ký hiệu theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
– Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ.
Ký hiệu nửa theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.
– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.
Ký hiệu không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
Ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ. Ý nghĩa của ký hiệu bản đồ là phản ánh tính chất, vị trí, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ.
Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
Khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta phải xem bảng chú giải bởi:
– Thứ nhất: Trên bản đồ có rất nhiều đối tượng địa lý xuất hiện, cùng với đó các đối tượng địa lý có tính chất rất giống nhau. Do đó, phải xem bảng chú giải để phân biệt rõ ràng các đối tượng địa lý, tránh nhầm lần.
– Thứ hai: Bảng chú giải giúp người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách bố trí sắp xếp các kí hiệu trên bản tồ, từ đó có những hình dung chính xác, chân thực nhất về các đối tượng được mô phỏng trên bản đồ.
Khái niệm bản đồ
Để hiểu rõ hơn về ký hiệu bản đồ là gì thì chúng ta cần có những hiểu biết về bản đồ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, khái niệm bản đồ được định nghĩa như sau:
“Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc”.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, bản đồ được phân thành các loại chính, cụ thể như sau:
– Bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
– Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
– Bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
– Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia: Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
– Bản đồ hàng không dân dụng: Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
– Bản đồ công trình ngầm: Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
Tỉ lệ bản đồ là gì?
Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng được đo ngoài thực địa.
Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của đối tượng địa lý bên ngoài thực địa.
Tỷ số bản đồ phản ánh chi tiết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được thể hiện trên bản đồ so với khoảng cách đo được trên bề mặt thực địa. Nếu tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của các đối tượng địa lý trên bản đồ càng cao.
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
– Thứ nhất: Tỉ lệ số
Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Khi mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
Ví dụ: Trên góc của bản đồ trình bày như sau: “Tỉ lệ 1:100.000” có nghĩa là 01 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 01 km bên ngoài thực địa.
– Thứ hai: Tỉ lệ thước
Tỉ lệ thuớc là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã được tính sẵn. Mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
Ví dụ: Trên biểu đồ trình bày mỗi đoạn 01 cm bằng 01 km hoặc bằng 10 km v.v…
Được biết rằng, bản đồ địa hình quốc gia tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật, biên giới, địa giới và địa danh trên đất liền, đảo, quần đảo được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
Trên đây là nội dung bài viết ký hiệu bản đồ là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.