A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí – sinh hoá của cây khi có kích thích.
Trả lời :
Đáp án đúng: C.Bạn đang xem: Ứng động sinh trưởng là gì? Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
Giải thích: Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về ứng động nhé!
1. Khái niệm ứng động
Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường).
– Các loại ứng động:
+ Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….
+ Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
– Vai trò: giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
2. Các kiểu ứng động
a. Ứng động sinh trưởng
– Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).
* Quang ứng động
– Ứng động nở hoa: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.
– Ứng động của lá: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.
⇒ Tác nhân: ánh sáng đến từ mọi phía.
⇒ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.
* Nhiệt ứng động
– Ví dụ: Hoa Tulip
+ Giảm 10C → hoa khép lại
+ Tăng 30C → hoa nở ra
⇒ Tác nhân: nhiệt độ môi trường
⇒ Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn → hoa nở. Ngược lại → hoa khép.
b. Ứng động không sinh trưởng
– Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trên cơ quan thực vật.
* Ứng động sức trương
– Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.
+ Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ →→ Nguyên nhân: sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.
+ Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá →→ Nguyên nhân: do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
* Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
– Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.
– Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích →→ Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.
– Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích →→ Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.
3. Phân biệt ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng
a. Dựa vào các đặc điểm để phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng
Để phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng có thể dựa vào đặc điểm về hình thức trả lời kích thích. Cụ thể:
+ Ứng động sinh trưởng: Toàn bộ các bộ phận của cây đều phản ứng được với các kích thích. Hơn nữa, các bộ phận đều có sự sinh trưởng.
+ Ứng động không sinh trưởng: Cây chỉ có một bộ phận có thể phản ứng lại các kích thích. Hơn nữa, bộ phận này không tồn tại sự sinh trưởng.
Để phân biệt được ứng động không sinh trưởng với ứng động sinh trưởng có thể dựa vào đặc điểm sinh trưởng. Cụ thể:
+ Ứng động sinh trưởng: Loại ứng động này có tốc độ sinh trưởng không đều nhau đối giữa các tế bào mặt dưới với các tế bào mặt trên của mỗi bộ phận.
+ Ứng động không sinh trưởng: Các tế bào thực vật không tồn tại khả năng sinh trưởng dãn dài.Xem thêm: Cho Thuê Cửa Hàng Nghĩa Tân Quận Cầu Giấy, Please Wait
b. Dựa vào các tác nhân để phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
Tác nhân gây nên ứng động là một trong các cách để phân biệt được đâu là ứng động sinh trưởng và đâu là ứng động không sinh trưởng. Cụ thể:
+ Ứng động sinh trưởng: Có các tác nhân kích thích từ ngoại cảnh là ánh sáng, nhiệt độ,…
+ Ứng động không sinh trưởng: Tác nhân gây ra là do sự biến đổi sức trương nước trong các cấu trúc chuyên hóa. Hoặc do sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào của thực vật. Bên cạnh đó còn do sự các kích thích tiếp xúc.