Kinh doanh thương mại là gì
Kinh doanh thương mại đang là một trong những ngành được khá nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học hiện nay. Ngành này rất phù hợp với các bạn yêu thích ngành kinh tế, thích trải nghiệm thực tế và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vậy Kinh doanh thương mại là gì? những thông tin cơ bản liên quan đến ngành này?
Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) thuộc khối ngành kinh tế đây là ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp, là ngành thiên về kỹ năng thực tế và phân tích, tính toán.
Cụ thể, học ngành Kinh doanh thương mại bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng,quản lý bán hàng, xuất – nhập kho, marketing, thị trường, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính.
Ngoài ra, bạn còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại.
Học kinh doanh thương mại ở đâu?
Sau khi tìm hiểu Kinh doanh thương mại là gì? chúng tôi cung cấp danh sách một số những trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại để quý bạn đọc có thể tham khảo lựa chọn, gồm:
– Khu vực miền bắc: Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội; Đại học Thương Mại,…
– Khu vực miền Nam: Đại học Đà Nẵng; Đại học Kinh tế TP.HCM; Đại học Kinh tế – Tài chính; Đại Học Văn Lang,…
Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại tại các trường đại học, bạn sẽ được học một số môn học trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm,…
Cơ hội nghề nghiệp ngành kinh doanh thương mại
Các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh dường như chưa bao giờ ngừng “hot”, bởi cơ hội việc làm với ngành kinh doanh thương mại vô cùng phong phú và đa dạng về lựa chọn. Dưới đây là một số vị trí nghề nghiệp sau khi học ngành kinh doanh thương mại bạn có thể tham khảo:
1. Chuyên viên dịch vụ khách hàng
+ Tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng, nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của Khách hàng
+ Tư vấn khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu
+ Bán hàng tư vấn các sản phẩm/dịch vụ trong danh mục của công ty
+ Đề xuất các phương án, các chương trình chăm sóc khách hàng, giám sát việc thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hài lòng từ khách hàng
2. Quản lý kho
+ Thực hiện công tác quản lý kho hàng hóa đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng trong quá trình lưu kho
+ Theo dõi, quản lý tình hình xuất – nhập – tồn hàng hóa, vật tư ở tất cả các kho, các bộ phận trong hệ thống công ty
+ Kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của bộ phận kho, đối chiếu số lượng nhập xuất của bộ phận kho với kế toán
+ Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn kho…
3. Chuyên viên xuất nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
+ Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa
+ Đại diện công ty tham gia các cuộc họp với quan chức hải quan, phân loại lại thuế quan; phối hợp vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nhập khẩu
+ Theo dõi, giám sát vị trí của hàng hóa trên đường vận chuyển
+ Liên tục cập nhật các thay đổi trong luật hoặc quy định xuất nhập khẩu
+ Tư vấn cho công ty về vấn đề thủ tục hải quan, các hạn chế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, yêu cầu bảo hiểm, hạn ngạch hoặc các vấn đề liên quan đến hải quan khác
4. Chuyên viên thu mua
+ Thực hiện cung ứng các nhu cầu về mua hàng… cho toàn công ty
+ Kiểm soát nguồn cung ứng, giá cả … thông qua quản trị danh mục cung ứng
+ Lên kế hoạch cung ứng, theo dõi tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng giao theo đúng kế hoạch yêu cầu
+ Thương thảo các điều khoản/điều kiện mua hàng, thanh toán có lợi nhất cho công ty
+ Hiểu biết về luật pháp và những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thu mua trong phạm vi cần thiết để đảm bảo an toàn cho những hợp đồng mua hàng hóa/dịch vụ
+ Giám sát các yêu cầu mua hàng về mặt chất lượng, số lượng, giá cả, ngày hết hạn và chính sách đổi trả
+ Phát triển nguồn cung cấp đáp ứng định hướng phát triển và yêu cầu…
5. Quản lý kinh doanh
+ Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh
+ Quản lý và đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược và các kế hoạch kinh doanh của công ty, đảm bảo đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra
+ Nghiên cứu, đánh giá và phân tích thị trường, đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty
+ Luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất
+ Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing nhằm phát triển thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của công ty
Ngoài ra, còn một số vị trí nghề nghiệp khác như: Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng; Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;…
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Kinh doanh thương mại là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.