Nhà nước Việt Nam được chia làm ba nhánh quyền lực chính là: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong lĩnh vực Hành pháp thì Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong những hoạt động về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp việc cho Chính phủ là các Bộ và cơ quan ngang bộ. Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 4 cơ quan ngang bộ gồm những cơ quan nào?
Bộ, cơ quan ngang bộ là gì?
Tại Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Điều đó tức là Chính phủ sẽ quy định cụ thể về các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Ở nước ta hiện này có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau: – 18 Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao. Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ lao động – thương binh và xã hội, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ y tế.
– 4 cơ quan ngang bộ là Ủy ban dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Theo quy định hiện hành thì cơ quan ngang bộ được thanh lập, bãi bỏ do Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt, đồng thời Chính phủ cũng sẽ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan ngang bộ.
Đồng thời, Nghị định 101/2020/NĐ-CP thì quy định Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng được xác định là thành viên thuộc Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đã được phân công, tổ chức thi hành và tiến hành theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
4 cơ quan ngang bộ gồm những cơ quan nào? mời quý độc giả cùng tìm hiểu cụ thể ở nội dung sau.
Điều 40 Luật tỏ chức Chính pủ 2015 quy định về cơ cấu, tổ chức của Bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
Cơ cấu tổ chức gồm có: Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm có: Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; Báo, tạp chí; Trung tâm thông tin; Trường hoặc các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viên thuộc Bộ.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tiến hành thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Ngoài ra, pháp luật đã quy định rõ không tổ chức phòng trong vụ, riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn thì Bộ có thể trình Chính phủ ra quyết định về số lượng phòng trong vụ.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Thứ nhất, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng, đồng thời đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động
Thứ hai, tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành
Thứ ba, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vi thuộc Bộ nhằm bảo đảm không chồng chéo lên nhau hoặc bỏ sót nhiệm vụ
Thứ tư, phải tiến hành công khai, minh bạch và hiện đại hóa các hoạt động của Bộ
Mỗi cơ quan ngang bộ lại được Chính phủ quy định thực hiện một chức năng khác nhau tại các Nghị định quy định chi tiết, cụ thể là:
– Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
– Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về 4 cơ quan ngang bộ gồm những cơ quan nào?