An ninh nhân dân là một yếu tố để đảm bảo nền an ninh đối nội của một đất nước, là căn cứ, là cơ sở để Đảng và Nhà nước dựa vào đó để xây dựng chính sách phát triển cho phù hợp. Vậy thực tế an ninh nhân dân là gì? Nền an ninh nhân dân có thực sự quan trọng không?
1. An ninh nhân dân là gì?
Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
Bản chất của nền an ninh nhân dân là sức mạnh tổng hợp về tinh thần và vật chất, truyền thống dựng nước, giữ nước và sức mạnh khối đại đoàn kết của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Do vậy, xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt. Thực tiễn đã chứng minh, dù lực lượng Công an nhân dân có được xây dựng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại đến mấy, muốn giành thắng lợi, vẫn phải phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự nói chung, xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân nói riêng, đúng như Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.
An ninh nhân dân trong tiếng Anh được hiểu là People’s Security.
An ninh nhân dân được khái quát như sau:
” The essence of the people’s security is the combined spiritual and material strength, the tradition of building the country, defending the country and the strength of the great national unity mobilized in the cause of national security protection. . Therefore, building and consolidating the people’s security, the people’s security posture must be the cause of the masses under the leadership of the Party, the management and administration of the State, in which the force Police hold the role of advisory and core. Reality has proven, no matter how well-established, elite and modern the People’s Public Security Forces are built, in order to win, they must still promote the great role of the people in the fight against, fight crime, ensure general security and order, build and consolidate the people’s security, the people’s security posture in particular, just as dear Uncle Ho taught: “When the people help us More then more success, helping us less then succeed less, helping us completely, we will win completely ”.
2. Xây dựng an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân:
Xác định rõ nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân bao gồm vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại, với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Công an nhân dân làm nòng cốt trong xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh. Người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; cán bộ, đảng viên có trách nhiệm tự giác thực hiện và tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tham gia.
Tập trung xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân kết hợp với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng – an ninh. Để xây dựng nền an ninh nhân dân phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh, quốc phòng – an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và trên từng địa bàn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
Xem thêm: Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
Tập trung xây dựng, củng cố tiềm lực của nền an ninh nhân dân; phát triển công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống. Phát triển lý luận, khoa học an ninh; chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.
3. Thực trạng xây dựng an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân:
*) Ưu điểm, thành tựu:
Đã hình thành trên thực tế nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước và trên các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về an ninh, trật tự. Qua đó đã góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của đất nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng, cấp ủy và quản lý, điều hành của Nhà nước, chính quyền các cấp đối với việc xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân được đảm bảo. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đã được khẳng định. Thể hiện rõ trong việc định hướng quan điểm, xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự để thống nhất về tư tưởng trong hệ thống chính trị và nhân dân; chỉ đạo các ngành, các cấp tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, tổ chức thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên các địa bàn, lĩnh vực.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã được xây dựng với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến đã được nhân rộng, thu hút ngày càng sâu rộng các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù địch và các loại tội phạm; tham gia giải quyết các “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Việc huy động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự đã có sự đổi mới, tập trung hơn vào các đối tượng và địa bàn trọng điểm như: công tác vận động người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo, công tác vận động quần chúng ở các vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, vùng dân tộc Chăm.
Sức mạnh cả về vật chất và tinh thần của nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân từng bước được nâng cao. Các tổ chức đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương được củng cố, xây dựng theo hướng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo.
Lực lượng Công an nhân dân được xây dựng ngày càng vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân. Đã tập trung xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tổ chức bộ máy của Bộ Công an tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Việc kết hợp thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân đã được triển khai một cách đồng bộ và có bước phát triển mới. Sự kết hợp giữa thế trận an ninh nhân và thế trận quốc phòng toàn dân đã được tiến hành đồng bộ từ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các chủ trương, quyết sách về các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng, đến củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở các vùng chiến lược, các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự.
*) Hạn chế, bất cập và nguyên nhân:
Nền an ninh nhân dân chưa được xây dựng vững chắc, toàn diện trên tất cả các địa bàn, lĩnh vực. Thế trận an ninh nhân dân chưa phát huy được hiệu quả một cách đồng bộ, bền vững và thường xuyên liên tục; nhiều mặt công tác chưa được nhận thức, triển khai theo đúng tinh thần, nội dung của việc xây dựng, nên có lúc, có nơi thế trận chưa được hình thành rõ nét. Việc xảy ra các vụ biểu tình, bạo loạn, phá rối an ninh và tình hình phức tạp về an ninh, trật tự ở các địa bàn, lĩnh vực cho thấy còn những khoảng trống lớn trong xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh dân dân.
Việc cụ thể hóa, thể chế hóa các nội dung, tinh thần tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân của các cơ quan chức năng còn chậm nên trong thời gian dài việc nhận thức và tổ chức thực hiện xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân còn thiếu thống nhất, đồng bộ, thiếu chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, thiếu đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chuyên sâu dẫn đến hiệu quả bị hạn chế, không đồng đều. Quan điểm chỉ đạo của Đảng liên quan đến lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân chưa được triển khai có chiều sâu nhất là việc kết hợp giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế với bảo đảm an ninh, trật tự; những vấn đề này cũng chưa được thể chế hóa làm cơ sở pháp lý để xác định và xử lý trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
Việc kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi còn bất cập. Hệ thống chính trị cơ sở chưa đủ sức lãnh đạo, tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự, quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng; thậm chí có nơi, có lúc còn bị các thế lực thù địch và tội phạm lôi kéo, lũng đoạn, vô hiệu hóa; đặc biệt là ở một số địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.
Tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến năng lực, sức chiến đấu của Đảng và nguy hiểm nhất là làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng lôi kéo một bộ phận quần chúng chống phá. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân.
Sự kết hợp giữa an ninh với quốc phòng, an ninh với kinh tế và với các lĩnh vực khác có lúc, có nơi chưa được thực hiện tốt. Việc đổi mới các biện pháp công tác bảo vệ an ninh quốc gia trên một số lĩnh vực chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của tình hình, nhất là dự báo chiến lược còn yếu, thiếu chiều sâu, nên bị động trong xây dựng nền an ninh nhân dân và tổ chức thế trận an ninh nhân dân, huy động các lực lượng tham gia phòng ngừa và xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự phát sinh đột xuất.
Kết luận: An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề tối hệ trọng của mọi quốc gia. Các nước trên thế giới đều có chiến lược, chủ trương, quyết sách tổ chức và bố trí lực lượng, xây dựng hệ thống biện pháp bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia. Trong chiến lược an ninh quốc gia, hầu hết các nước đều coi trọng cả phòng ngừa và tiến công, gắn kết phòng ngừa và tiến công, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và biện pháp đấu tranh bảo vệ an ninh đất nước, đặc biệt là ở các vùng chiến lược quan trọng.