Câu bị động là một trong những cấu trúc phổ biến trong quá trình học tiếng Anh.
Câu bị động không khó, nhưng nếu không nắm vững kiến thức cơ bản người học sẽ rất dễ nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Bài viết này sẽ mang đến cho bạn hướng dẫn toàn diện nhất và cách sử dụng câu bị động trong tiếng Anh.
Ứng dụng học tiếng Anh đỉnh nhất Vịnh Bắc Bộ>>> Tìm Hiểu Ngay
Câu Bị Động Là Gì?
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động, chứ không phải chủ thể thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì trong câu chủ động.
Ví dụ:
- My bicycle was stolen. (Xe đạp của tôi bị lấy cắp rồi.)
Câu bị động được dùng trong trường hợp này để nhấn mạnh việc chiếc xe đạp đã bị lấy cắp.
Ngoài ra, trong trường hợp này người nói cũng không biết ai là người đã lấy xe đạp của mình, chính vì thế mà câu bị động được sử dụng.
Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động.
Ví dụ:
- Soup has been cooked. (Món súp đã nấu xong rồi)
Món súp không thể tự nấu được, nên trong trường hợp này ra sử dụng câu bị động.
Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị.
Ví dụ:
- The mistake was made. (Đã bị lỗi rồi. Mọi sự đã rồi.)
Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến đối tượng gây ra tình huống, tránh quan trọng hóa vấn đề.
Cấu Trúc Chung Của Câu Bị Động
Trong đó:
- Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ trong câu bị động.
- Chủ ngữ (S) trong câu chủ động sẽ đóng vai trò tân ngữ trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”.
- Động từ V trong câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” trong câu bị động.
Thì của động từ câu bị động phụ thuộc vào chủ ngữ, và phụ thuộc vào thì của động từ trong câu chủ động.
Ví dụ:
- They will sell their car next month. ( S V O )(Tháng sau họ sẽ bán xe)
Khi chuyển sang câu bị động sẽ là:
- Their car will be sold by them next month. ( S be + VpII by O )(Xe của họ sẽ được bán vào tháng sau)
Cách Chuyển Câu Chủ Động Sang Câu Bị Động
Điều kiện để chuyển câu chủ động sang câu bị động
- Câu chủ động phải có tân ngữ (O)
- Động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (transitive verbs)
Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động để chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động.
Bước 2: Xác định thì (tense) trong câu chủ động để chuyển động từ về thể bị động (be + VpII) tương ứng. Động từ chia ở dạng số ít, hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ câu bị động.
Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu bị động thành tân ngữ trong câu chủ động bằng cách thêm giới từ “by” phía trước.
Bước 4: Xác định vị trí đứng của trạng ngữ có trong câu chủ động
- Trạng ngữ chỉ thời gian: sau “by”
- Trạng ngữ chỉ địa điểm: trước “by”
Bước 5: Nếu đầu câu chủ động có “No” (nobody, no one,…), làm như các bước trên rồi chuyển câu sang dạng phủ định.
Ví dụ:
- They sell bread on the street yesterday. (Hôm qua họ bán bánh mì trên phố)
- Câu bị động: Bread was sold on the street (by them) yesterday. (Hôm qua bánh mì được bán trên phố).
- Nobody visited Anna for a long time. (Lâu rồi chẳng ai đến thăm Anna)
- Câu bị động: Anna wasn’t visited for a long time. (Lâu rồi Anna chẳng được đến thăm).
Cách chuyển tương ứng với các thì trong tiếng Anh
Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động thành câu bị động
Nếu chủ ngữ trong câu bị động không xác định (they, somebody, someone, anyone, people,…) thì có thể lược bỏ trong câu bị động.
Ví dụ:
- Someone has took my umbrella (Ai đó cầm cái ô của tôi rồi)
- =>> My umbrella has been taken. (Cái ô của tôi bị ai cầm rồi)
Giới từ “by” được dùng với chủ thể trực tiếp thực hiện hành động. Giới từ “with” được dùng để chỉ công cụ, phương tiện, nguyên liệu để thực hiện hành động.
Ví dụ:
- Papers were cut by my sister. (Giấy được cắt bởi em gái tôi).
- Papers were cut with scissors (Giấy được cắt bằng kéo)
Nội động từ (Intransitive verb – động từ không cần tân ngữ đi kèm) không được dùng ở dạng bị động.
Ví dụ:
- The house collapsed (Ngôi nhà sụp đổ)
Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ, chọn tân ngữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh làm chủ ngữ trong câu bị động.
Ví dụ:
- He gave me some flowers yesterday (Hôm qua anh ấy tặng tôi mấy bông hoa)
- She was given some flowers by him (Cô ấy được anh ấy tặng cho mấy bông hoa)
Hoặc
- Some flowers were given to her by him (Mấy bông hoa được tặng cho cô bởi anh ấy)
Trong một số trường hợp, cấu trúc to be/to get + VpII không mang nghĩa bị động mà diễn tả hành động nào đó do chủ thể tự mình thực hiện, hoặc tình huống, trạng thái mà chủ thể đang gặp phải.
Ví dụ:
- My 3 years old daughter get dressed very quickly. (Con gái 3 tuổi của tôi thay đồ rất nhanh)
- I got lost yesterday. (Hôm qua tôi bị lạc)
Các Dạng Đặc Biệt Của Câu Bị Động
Động từ tường thuật, động từ chỉ quan điểm, ý kiến
Một số động từ tường thuật, chỉ quan điểm, ý kiến trong tiếng Anh như: say, claim, fine, know, report, asume, consider, feel, expect, think, believe,…
Cấu trúc: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O
- Cách 1: S + be + VpII + to V2
- Cách 2: It + be + VpII + that + S2 + V2
Ví dụ:
- Everybody said that he was a lawyer. (Mọi người nói anh ấy là một luật sư)=> Cách 1: It was said that he was a lawyer. (Nghe nói anh ấy là một luật sư)=> Cách 2: He was said to be a lawyer. (Anh ấy được bảo là một luật sư)
- People think she got the job. (Mọi người nghĩ cô ấy được nhận việc rồi)=> Cách 1: It is thought that she got the job. (Nghe nói cô ấy nhận việc rồi)=> Cách 2: She is thought to have got the job. (Cô ấy được nghĩ là đã nhận việc rồi)
Câu nhờ vả (have, get)
S + have + Sb + V(inf) + Smt S + get + Sb + to V + smt
Bị động: S + have/get + sth + VpII + (by + sb)
Ví dụ:
- Nina has her boyfriend buy her a new bag. (Nina bảo bạn trai cô ấy mua cho một cái túi mới)Câu bị động: Nina has a new bag bought by her boyfriend. (Nina bảo mua 1 cái túi mới bởi bạn trai cô ấy)
- My mother gets me to clean my room. (Mẹ tôi bảo tôi dọn phòng)Câu bị động: My mother gets my room cleaned by my me. (Mẹ tôi bảo phòng để tôi dọn)
Câu hỏi
Các bước để chuẩn câu hỏi WH- sang câu bị động:
- Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định.
- Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành câu hỏi bị động..
Ví dụ:
- What did he do? (Anh ta đã làm gì?)=> He did what (Anh ta làm gì)=> What was done by him? (Cái gì được làm bởi anh ta?)
- Who do you know? (Người bạn biết là ai?)=> You know who (Bạn biết ai)=> Who is known by you? (Ai là người được bạn biết)
- Who cleaned the bathroom? (Ai đã dọn nhà vệ sinh?)=> The bathroom was clean by who (Nhà vệ sinh được ai dọn)=> Who was the bathroom cleaned by? (Nhà vệ sinh được dọn bởi ai?)
Câu hỏi yes/no
Cấu trúc: Be + S + V (inf) + O …?
Bị động: Be + S + VpII + (by O)?
Các bước để tránh nhầm lẫn khi chuyển câu hỏi yes/ no sang dạng bị động:
- Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định
- Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành dạng bị động
- Bước 3: Chuyển câu bị động trên thành câu hỏi.
Ví dụ:
- Did she clean the kitchen? (Cô ấy dọn bếp chưa?)=> She cleaned the kitchen (Cô ấy dọn bếp rồi)=> The kitchen was cleaned by her. (Bếp được dọn bởi cô ấy)=> Was the kitchen cleaned by her? (Bếp được dọn bởi cô ấy chưa?)
Dạng bị động của động từ chỉ giác quan
Một số động từ chỉ tri giác phổ biến trong tiếng Anh có thể kể đến như: look, see, notice, hear, watch,…
Nếu trong câu chủ động, động từ theo sau các từ chỉ giác quan ở dạng nguyên thể, thì trong câu bị động được chuyển thành dạng to V.
Ví dụ:
- I heard her scream last night. (Tôi nghe thấy cô ấy hét đêm qua)=> She was heard to scream last night. (Cô ấy được nghe thấy hét đêm qua)
- I saw him talking to someone. (Tôi thấy anh ta nói chuyện với ai đó)=> He was seen taking to someone (Anh ta được nhìn thấy đang nói chuyện với ai đó)
Động từ Let
Câu chủ động với cấu trúc “let somebody do something” thường được chuyển thành cấu trúc “be allowed to do something” trong câu bị động.
Ví dụ:
- My mom let me go out tonight. (Mẹ tôi cho tôi đi chơi tối nay)=> I was allowed to go out tonight. (Tôi được cho phép đi chơi tối nay)
Trong câu chủ động, nếu động từ nguyên thể sau “let” có kèm một tân ngữ cùng đối tượng với chủ ngữ thì vế “chủ ngữ + let” được giữ nguyên, chỉ biến đổi phần sau.
Ví dụ:
- He let her hug him. (Anh ấy để cô ấy ôm)=> He let himself be hugged. (Anh ấy để bản thân được ôm)
- Don’t let them bother you. (Đừng để họ làm phiền bạn)=> Don’t let yourself be bothered. (Đừng để bản thân bạn bị làm phiền)
Khẳng định: Let + O + be + VpII
Ví dụ:
- Open the door (Mở cửa ra)=> Let the door be opened.(Hãy để cửa được mở)
Phủ định: Let + O + not + be + VpII
Ví dụ:
- Don’t touch it (Đừng đụng vào nó)=> Let it not be touched. (Để nó đừng bị đụng vào)
Cấu trúc S + V + O + V-ing
Trong cấu trúc này, động từ chính thường là keep, see, find, remember,…
Ví dụ:
- They kept me waiting in line for half an hour. (Họ để tôi xếp hàng chờ nửa tiếng)=> I was kept waiting in line for half an hour. (Tôi bị họ cho xếp hàng chờ nửa tiếng)
- I found him playing soccer in the backyard. (Tôi thấy anh ấy đang chơi bóng ở sân sau)=> He was found playing soccer in the backyard. (Anh ấy được tìm thấy đang chơi bóng ở sân sau)
Cấu trúc “would like”
Ví dụ:
- I would like to invite my friends to my house for dinner. (Tôi muốn mời bạn bè tới nhà ăn tối)=> I would like my friends to be invited to my house for dinner. (Tôi muốn bạn bè tôi được mời tới nhà ăn tối)
- I would love somebody to give me presents. (Tôi rất thích ai đó tặng tôi quà)=> I would love to be given presents. (Tôi rất thích được tặng quà)
Động từ Need/ Want
Cấu trúc: S + need/ want + V_ing/ to be VpII (mang nghĩa bị động)
Ví dụ:
- My car needs fixed (Cái xe của tôi cần sửa)=> My car need to be fixed(Xe của tối cần được sửa.
- My dog wants to be cuddling (Con chó của tôi muốn vuốt ve)=> My dog wants cuddling. (Chó của tôi muốn được vuốt ve)
Câu bị động với Gerund + V-ing
Các gerund đứng sau một số động từ như suggest, recommend, advise,… trong câu chủ động sẽ được thay bằng cấu trúc “should be VpII” trong câu bị động.
Ví dụ:
- They advised locking the doors carefully at night. (Họ khuyên nên khóa cửa cẩn thận vào ban đêm)=> They advised that the doors should be locked carefully at night (Họ khuyên cửa nên được khóa cẩn thận vào ban đêm)
Cấu trúc: It’s one’s duty to V(inf)
Chủ động: It’s one’s duty to V (nhiệm vụ của ai làm gì)
Bị động: S + be + supposed + to V
Ví dụ:
- It’s her duty to manage this project. (Nhiệm vụ của cô ấy là quản lý dự án này)=> She is supposed to manage this project. (Cô ấy được giao nhiệm vụ quản lý dự án)
Cấu trúc: It’s impossible + to do sth
Chủ động: It’s impossible to do something (không thể làm gì)
Bị động: S + can’t be + VpII
Ví dụ:
- It is impossible to fix that car. (Sửa cái xe ấy là điều không thể)=> That car can’t be fixed. (Cái xe đó không thể sửa được)
Động từ: Cover, crowd, fill
Trong câu bị động, các động từ cover, crowd, fill sẽ được sử dụng với “with” thay vì “by”.
Ví dụ:
- Chocolate covers the fruits. (Socola phủ bên ngoài hoa quả)=> The fruits are covered with chocolate. (Hoa quả được phủ đầy bởi socola)
Trong một số trường hợp, nội động từ vẫn được sử dụng dưới hình thức bị động và phải đi kèm với giới từ.
Ví dụ:
- She laughed at me. (Cô ấy cười tôi)=> I was laughed at. (by her) (Tôi bị cô ấy cười)
- We slept on that bed. (Chúng tôi đã ngủ trên chiếc giường đó)=> That bed was slept on. (by us) (Chiếc giường đó được chúng tôi ngủ trên)
Câu bị động với MAKE
Nếu trong câu chủ động, sau “make” là một động từ nguyên thể thì trong câu chủ động, động từ này sẽ được chuyển thành dạng to V (inf)
Ví dụ:
- He made me smile. (Anh ta làm tôi cười)=> I was made to smile. (Tôi bị làm cho buồn cười)
Bài Tập Về Câu Bị Động
Bài 1: Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động
1. Tom gets his brother to clean the room.
2. Nina had a friend type her assignment.
3. Eli will have a hairdresser cut her hair.
4. They had the police arrest the thief.
5. Are you going to have the mechanic repair your washing machine?
6. I must have the doctor check my back.
7. She will have John buy milk tomorrow.
8. I have him tell the story again.
9. The student copied the new grammar into her notebook.
10. Monkeys have attacked several tourists in Nha Trang.
11. He moved the chair into the bedroom.
12. Tommy gave Lily some cake and candies.
13. My parents are going to buy a new car next year..
Bài 2: Chuyển các câu hỏi sau đây sang dạng bị động
- When will you finish your homework?
- When are you going to cut your hair?
- Who sent you that letter?
- Does Anna bring a textbook?
- I wonder whether the interviewer will choose Elise or Beth for the position.
- Why didn’t they help him?
- How can they open that door?
- Do they teach French here?
- Have you bought a new dress for your party this weekend?
- Must we clean the room before 3pm?
Bài 3: Viết dạng đúng của các động từ trong ngoặc.
- The book ………. (write) by a famous writer.
- Letters ……… (deliver) everyday.
- My motorbike………… (repair) last week.
- My laptop……… (use) by my father now.
- The room………(clean) everyday.
- Game……….(play) by John yesterday.
- Flowers in our garden………..(water) by my mother every morning.
- The Coronavirus problem……..(discuss) since last week.
- …….the postcards…….(sent) to your friends?
- How many languages…….(speak) in Canada?
Trên đây là toàn bộ kiến thức căn bản nhất về cấu trúc câu bị động và một số dạng bài tập thực hành.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn không còn gặp khó khăn khi sử dụng và giải bài tập liên quan đến dạng câu này.
Dù bạn là người mới học tiếng Anh, hay đang lo lắng vì bị “hổng” kiến thức, thì bài viết này cũng chắc chắn cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất về câu bị động.
Ngoài ra, tìm hiểu kiến thức, thuộc nằm lòng lý thuyết thôi chưa đủ, hãy thường xuyên luyện tập với nhiều dạng bài khác nhau của câu bị động.
Đặc biệt, ứng dụng cấu trúc đã học vào giao tiếp và cuộc sống hằng ngày chính là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để trở thành một “bậc thầy” học tiếng Anh.
Chúc các bạn sớm chinh phục tiếng Anh và đừng quên like, share cũng như tiếp tục ủng hộ những bài viết khác của chúng tôi nhé!
Xem thêm:
- So sánh hơn
- Đặt câu hỏi trong tiếng Anh
- Câu cảm thán trong tiếng Anh
Open this in UX Builder to add and edit content