Tai nạn lao động là gì

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

– Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

– Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ”.

Tư vấn tai nạn lao động theo quy định tại Bộ luật lao động

Việc xác định như thế nào là tai nạn lao động là vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm, đã có những xung đột về quan niệm và cách giải quyết các vụ việc về tai nạn lao động. Do đó, quy định về tai nạn lao động tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật hiện hành kế thừa định nghĩa về tai nạn lao động trong Bộ luật Lao động năm 1994 và có đôi chút sửa đổi làm rõ hơn. Theo tinh thần của quy định về tai nạn lao động trong Bộ luật, có một số điểm cần lưu ý như sau:

Về hình thức: Tai nạn lao động được xác định tất cả các loại tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, cần phải phân biệt rõ giữa cấp độ do tai nạn lao động gây ra (từ tổn thương đến tử vong) với việc bảo đảm chế độ cho người bị tai nạn lao động. Một người bị tai nạn lao động, có thể bị tổn thương cơ thể nhưng chưa chắc đã được hưởng chế độ này bởi vì cấp độ mức độ tổn thương không lớn. Mặt khác, cũng cần lưu ý trường hợp nhìn bề ngoài không thấy tổn thương nhưng thực chất đó là tai nạn lao động (trường hợp bị ngạt khói hoặc bị ngộ độc cấp dẫn đến tử vong).

Về phạm vi: Tai nạn lao động có phạm vi rộng, không chỉ giới hạn ở trong “biên giới” của doanh nghiệp, cần phải xác định rõ tai nạn đó xảy ra ở đâu (địa điểm nào), người lao động bị tai nạn khi thực hiện nghĩa vụ lao động hoặc nhiệm vụ mà người sử dụng lao động yêu cầu hoặc giao cho hay không. Nếu đáp ứng được yếu tố “trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” thì đó được xác định là tai nạn lao động.

Ví dụ, bị tai nạn trong khi di chuyển từ nhà đến đơn vị sử dụng lao động và ngược lại (trên đoạn đường cần thiết); trên đường di chuyển từ doanh nghiệp đến địa điểm công tác; thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn mới do người sử dụng lao động giao (ví dụ, trong khi đi thực hiện việc làm từ thiện của doanh nghiệp bị tai nạn).

Về đối tượng: Quy định về tai nạn lao động được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. Như vậy, việc xác định tai nạn lao động không phải chỉ hạn chế đối với người lao động có quan hệ lao động chính thức mà còn áp dụng đối với cả những người chưa có quan hệ lao động có họp đồng lao động chính thức, có thể mới bắt đầu thực hiện công việc.

Theo quy định, tất các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ, nhằm tránh việc che giấu, khai báo gian dối lẩn tránh trách nhiệm, xâm hại quyền lợi của người lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động?

Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây khi tai nạn lao động xảy ra (các trách nhiệm này tương ứng với quyền của người lao động bị tai nạn lao động):

– Khai báo tai nạn lao động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho người lao động, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Cùng với người lao động và gia đình họ hoàn tất hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội.

Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014, BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà bị tai nạn giao thông chỉ được hưởng chế độ của BHXH nếu tử vong. Theo đó, người lao động chết do tai nạn giao thông thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất với các quyền lợi tại mục 2 Chương IV Luật BHXH như sau:

– Trợ cấp mai tháng bằng 10 tháng lương cơ sở nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên;

– Trợ cấp tuất 01 lần:

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014 trở đi

Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm: Mức hưởng = Số tiền đã đóng (tối đa = 2 x Mbqtn)

(Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH)

Bị tai nạn được nghỉ bao nhiêu ngày?

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng như sau:

+ 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

+ 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Bị tai nạn suy giảm 5% khả năng lao động có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động không?

Tôi là Nguyễn Văn Lưu. Tôi làm cho công ty xây dựng Y từ năm 2006, có đóng bảo hiểm xã hội. Ngày 12/12/2015 được sự thông báo của tổ trưởng tôi ở lại công trường sau giờ làm việc, làm thêm giờ để kiểm tra nhập nguyên vật liệu. Đến 21h tôi mới về nhà. Trên đường về nhà tôi bị tai nạn do thanh niên say rượu vượt đèn đỏ đâm vào. Tôi nhập viện và xác định suy giảm 5% khả năng lao động. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Căn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy theo thông tin bạn cung cấp, bạn được tổ trưởng chỉ đạo bạn ở lại làm thêm giờ. Khi trên đường từ công trường về nhà bạn bị tai nạn. Căn cứ theo quy định trên tai nạn này được xác định là tai nạn lao động. Bạn phải nhập viện điều trị, khi ra việc bạn được xác định suy giảm 5% khả năng lao động. Do đó, bạn đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.

Thứ hai: Mức hưởng chế độ tai nạn lao động:

Theo quy định Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bạn được hưởng trợ cấp một lần: “1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.

Do đó, bạn được hưởng trợ cấp 1 lần do suy giảm 5% khả năng lao động. Mức trợ cấp một lần bằng 5 lần mức lương cơ sở.

Ngoài mức trợ cấp một lần, bạn còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. tính đến thời điểm bạn bị tai nạn lao động, bạn có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể mức trợ cấp của bạn là 0,5 tháng + (9 năm x 0,3 Tháng) = 3,2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP TOÀN BỘ THẮC MẮC VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ tư vấn những vấn đề sau liên quan đến tai nạn lao động:

– Tư vấn xác định có phải là TAI NẠN LAO ĐỘNG hay không?

– Tư vấn QUYỀN của người lao động khi bị tai nạn lao đông?

– Tư vấn NGHĨA VỤ của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn;

– Tư vấn MỨC BỒI THƯỜNG đối với người lao động bị tai nạn lao động;

– Tư vấn ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP tai nạn lao động;

– Tư vấn MỨC TRỢ CẤP tai nạn lao động;

– Tư vấn DƯỠNG SỨC PHỤC HỒI sau khi bị tai nạn lao động;

– Tư vấn HỒ SƠ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động;

– Tư vấn CÁC VẤN ĐỀ KHÁC liên quan đến tai nạn lao động;

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TAI NẠN LAO ĐỘNG 1900 6557?

Để bảo đảm quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động và tránh những thiệt thòi cho người lao động. Khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tai nạn lao động, người lao động nên tham vấn ý kiến của Luật sư bằng cách gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để các Luật sư tư vấn luật lao động của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

– Thời gian làm việc của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.