Bài viết dưới đây nhằm mục đích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức của tác phẩm Việt Bắc bao gồm nội dung kiến thức về tác giả – tác phẩm. Cùng tham khảo nhé!
1. Khái quát về tác giả
- Tố Hữu sinh năm 1920 tại Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Tố Hữu sớm giác ngộ tư tưởng cách mạng, ông đã tích cực tham gia, hang say hoạt động và kiên cường chiến đấu.
- Ông đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu trong mặt trận văn hóa cũng như trong bộ máy lãnh đạo Đảng.
- Cũng vì thế mà thơ ông luôn gắn với những chặng đường cách mạng của dân tộc.
- Phong cách nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình – chính trị, thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, có giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, thủ thỉ.
- Tác phẩm chính của ông gồm:
-
- Tập thơ “Từ ấy”
- Tập thơ “Việt Bắc”
- Tập thơ “Gió lộng”
- Tập thơ “Ra trận”
- Tập thơ “Máu và hoa”…
-
2. Khái quát về tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh sáng tác việt bắc
- Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào tháng 7-1954, hòa bình lập lại đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
- Theo đó vào tháng 10/1954, Trung ương Đảng, Chính phủ và các cán bộ chiến sĩ đã rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội, nhân dịp ấy, nhà thơ Tố Hữu đã viết lên bài thơ Việt Bắc.
2.2. Giá trị nội dung
Bài thơ Việt Bắc thể hiện nỗi lòng, những tâm tư của các cán bộ chiến sĩ cách mạng phải khi phải chia xa vùng núi rừng Tây Bắc thân thương để về một nơi căn cứ mới. Tác giả đã tái hiện lại những kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người nơi đây một cách chân thực và sinh động.
2.3. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng lối đối đáp giao duyên quen thuộc trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng.
- Bài thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà:
-
- Tác giả đã vô cùng thành công khi sử dụng thể thơ lục bát để thể hiện nỗi lòng, tâm tư muốn gửi gắm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh giản dị, quen thuộc, mang đậm sắc thái dân gian.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…
- Nhịp điệu thơ uyển chuyển, linh hoạt ngân vang, luyến láy…
-
2.4. Phương thức biểu đạt của tác phẩm:
- Biểu cảm
2.5. Thể thơ:
- Lục bát
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản nhất của tác phẩm Việt Bắc để dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những kiến thức sâu hơn.
XEM THÊM:
Chi tiết: Soạn văn 12 Việt bắc phân tích
Tham khảo: Kết bài việt bắc bức tranh tứ bình
Bạn đang xem bài viết “Tóm tắt: Nội dung bài thơ việt bắc (Tố Hữu)”