Tìm hiểu giáo phái truyền giáo Phục Hưng là gì?
Tag: giáo phái phục hưng là gì
Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng Việt Nam (R.E.M) là Hội Thánh ân tứ độc lập được thành hình từ chức vụ giáo sĩ của Ông Bà Mục Sư Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan trong thập niên 90. Tín lý của Hội Thánh: Đức Chúa Trời Ba Ngôi; Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời; sự cứu rỗi trong danh Cứu Chúa Jesus và quyền năng Chúa Thánh Linh. Khải tượng của Hội Thánh là giảng Tin Lành trong quyền năng Thánh Linh; đem người đau khổ về với Chúa Jesus; cầu nguyện cho sự Phấn Hưng của đất nước; Truyền Giáo Thế Giới. Từ năm 2005, Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng Việt Nam đã được chính quyền thành phố cấp giấy phép sinh hoạt tôn giáo.
Giáo phái phục hưng chi nhánh Gò Vấp.
Lịch Sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
Hội thánh Tin lành Việt Nam được hình thành đã gần một thế kỷ (1911-2006), không do một giáo phái nào truyền giáo, nhưng lại do một Hội Truyền Giáo thuần túy đặt nền tảng, đó là Hội Truyền gíao Phước âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance). Quá trình phát triển tuy chậm chạp – vì do có nhiều biến động trong xã hội – nhưng chắc chắn và vững mạnh. Do vậy, hiện nay tuy số tín đồ ít hơn so với các tôn giáo khác tại Việt Nam, nhưng Hội thánh Tin lành vẫn được kể là một trong những tôn giáo lớn.
Tài liệu này nhằm giúp các con cái Chúa có lòng yêu mến và muốn phục vụ Ngài, một cái nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển của Hội thánh trong hơn 90 năm qua.
I – GIAI ĐOẠN THĂM DÒ. (1884 -1910)
Vào năm 1884, Hội Truyền Gíao Tin lành cho các nước thuộc địa của Pháp, đã gởi vị Mục Sư đầu tiên đến thành phố Hải Phòng, để tổ chức một Hội thánh cho các tín hữu Tin lành Âu Châu đang sinh sống tại Việt Nam lúc bấy giờ. Số tín đồ này gồm cả dân chính lẫn quân nhân. Sau đó gần 20 năm có thêm 2 Hội thánh khác được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn. Các Hội thánh này được ổn định cho đến ngày 9. 3. 1945, khi quân đội Nhật đảo chánh người Pháp tại Đông Dương. Sự có mặt của Hội thánh Pháp tại Việt Nam không giúp gì được cho sự truyền bá Tin lành cho người Việt Nam. Vì các Mục Sư Pháp chỉ lo chăm sóc cho tín đồ của Hội thánh họ mà không quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ. Trong thời gian này, ông George Bois ghi nhận chỉ có một trung sĩ Việt Nam tên là Dương trong đoàn lính Lê dương của Pháp tin nhận Chúa. Tuy Hội thánh Pháp không tích cực trong việc truyền giảng Tin lành cho người Việt Nam, nhưng sự hiện diện của họ như là một sự chuẩn bị cho những hột giống Tin lành được gieo ra sau này.
Đến năm 1902, Thánh Thơ Công Hội đã gởi ông Bonnet đến thành Phố Tourane (Đà nẵng), sau một thời gian ông này gắng hoạt động tại Sài Gòn mà không có kết quả. Ong Bonnet đã mua một miếng đất nhỏ gần trung tâm thành phố và tạo dựng một căn nhà dùng làm nơi phân phát các sách đạo. Các sách này đều bằng Hán văn, gồm Tân Ước, các sách lẻ và một vài sách chứng đạo. Công tác này không có kết quả trước mắt, nhưng Thánh Thơ Công Hội vẫn kiên trì duy trì, cho đến giữa thập niên 1920 nơi đây đã trở thành trung tâm phát hành văn phẩm Cơ đốc lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài giáo hội Tin lành Pháp và Thánh Thơ Công Hội đã có mặt tại Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp cũng đã có khải tượng truyền giáo cho bán đảo Đông Dương. Năm 1892 và 1893, trong những chuyến đi du lịch, Tiến sĩ A. B. Simpson đã có đến Đông Nam Á. Theo lời yêu cầu của ông mà ông David Lelacheur, Chủ nhiệm của đoàn Truyền Giáo Liên Hiệp tại Á Châu đã đến Sài Gòn trong một thời gian ngắn. Sau đó ông này đã báo cáo cho ông Simpson điều mà ông gọi là “cánh cửa mở tại An Nam”. Báo cáo này đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông Simpson. Nhưng lúc bấy giờ chính quyền bảo hộ Pháp không muốn cho những giáo sĩ nào khác ngoài những giáo sĩ Công giáo La mã. Vì vậy tiến sĩ Simpson quyết định thiết lập một trụ sở của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại tỉnh Quảng Tây, thuộc phía nam Trung Hoa. Ong tin rằng nơi này sẽ là đầu cầu để Hội Truyền giáo của ông bước vào Việt Nam. Sau khi một trung tâm truyền giáo được thành lập tại Hoa Nam (Qủang Tây) vào năm 1897, Gíao sĩ C. H. Reeves và bà đã có một chuyến viếng thăm ngắn ngủi thị trấn Lạng Sơn, cũng là một đồn lũy của quân đội Pháp ở phía bắc Việt Nam. Theo báo cáo thì ông bà đã được sĩ quan và binh lính Pháp tiếp đãi rất lịch sự.
Đến năm 1898, một giáo sĩ khác của Hội Truyền giáo Phước Am liên hiệp là ông R. A. Jaffray, đã đi dọc theo sông Hồng để đến Hà Nội. Nhưng ông cũng chưa tìm được điểm tựa để khởi sự hoạt động. Ong nghĩ rằng, có lẽ nếu có một người Pháp quốc tịch Canada hoạt động thì tốt hơn. Vì vậy giáo sĩ Jaffray thuyết phục ông bà Silvian Dayan đến Việt Nam. Hai ông bà đã đến Hải Phòng năm 1902. Nhưng sau một năm lưu ở đó, nhận thấy không thể làm gì khác hơn được, nên họ đã sang Hoa Nam. Không nản lòng, các giáo sĩ tại Hoa Nam đã thử một cách khác. Năm 1905, họ thiết lập một “trạm” truyền giáo tại Lung-Chow, một thị trấn Trung Hoa nằm gần biên giới Việt Trung, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Hội Truyền giáo hy vọng qua cửa ngõ này Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam. Tuy nhiên phương cách này cũng không đem lại hiệu quả gì, vì nhà chức trách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc. Vì vậy, Tin lành vẫn chưa có thể đến với dân chúng Việt Nam được.
Trong giai đoạn này chúng ta thấy sự nổ lực của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp, cũng như tinh thần nhẫn nại của một số các giáo sĩ. Vì sự cứu rỗi linh hồn của mọi người, vì sự mở mang nước Chúa, các giáo sĩ đã không ngại khó khăn, gian khổ, tìm đủ mọi cách để đem Tin lành đến cho dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy mà Tin lành đã có mặt gần một thế kỷ qua trên đất nước thân yêu của chúng ta. Và chúng ta cảm ơn Chúa vì mình được thuộc về những người đã nhận sự sống của Tin lành đó.
II – GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1911-1994)
Không nao núng bởi những thất bại trong giai đoạn đã qua, Gíao sĩ R. A. Jaffray cứ kiên trì tìm đủ mọi cách cho đến khi có được một chổ đứng vững tại miền Trung nước Việt.
Vào mùa xuân năm 1911, ông cùng hai giáo sĩ khác là ông Paul M. Hosler và G. Lloyd đến Đà Nẵng (Tourane), thành phố cảng lớn nhất tại miền Trung. Các giáo sĩ đã được ông Bonnet, đại diện Thánh Thơ Công Hội hoan nghênh. Sau khi trao đổi về nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam, ông Bonnet bằng lòng chuyển nhượng lại cho Hội Truyền Gíao cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà Nẵng. Ngay sau đó các giáo sĩ trở về Hoa Nam để sắp xếp công việc. Nhưng ông Jaffray được cử vào một chức vụ cao hơn, lo cho cả vùng Đông Nam Á. Còn ông G. Lloyd Hughes thì trở về với Chúa một cách đột ngột. Thế là ông Hosler trở lại Đà Nẵng một mình. Thái độ của nhà chức trách Pháp lúc bấy giờ cũng đã có sự thay đổi. Ong Hosler rất lạc quan và báo cáo về Trung ương rằng: Cho đến nay sự tự do rộng rãi nhất đã được ban cho. Nhưng đồng thời ông cũng bày tỏ mối quan tâm về thái độ của một số Linh mục Công giáo.
Nhận được báo cáo của ông Hosler, tiến sĩ Simpson lập tức kêu gọi những người tình nguyện đến vùng đất mới. Ngay sau đó có một giáo sĩ người Anh, hai người Na Uy, bốn người Gia Nả Đại và hai người Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi. Hai trong số các giáo sĩ tình nguyện đã đến cọng tác với ông Hosler vào năm 1912, còn những người khác thì lần lượt đến Đà Nẵng năm 1913 và 1914. Trong thời gian này, với sự giúp đỡ chân tình của ông Bonnet, ông Paul M Hosler khởi sự học tiếng Việt và cố gắng phân phát Kinh thánh Tân Ước, các sách lẻ cũng như các sách chứng đạo khác. Cuối năm 1911, ông Hosler báo cáo đã có người tin Chúa và bằng lòng chịu phép báp têm. Về người Việt Nam được kể là đầu tiên tin Chúa, người ta tin đó là ông Nguyễn Văn Phúc, một nhân viên bán sách của Thánh Thơ Công Hội. Nhưng lại cũng có người cho rằng, đó là một người khác quê ở Hoà Mỹ (Đà Nẵng). Ong này sau khi tin Chúa cũng đã làm chứng cho một thầy phù thủy là ông Phạm Thành. Và ông Phạm Thành đã trở nên một Mục sư của Hội thánh.
Trong thời gian này ông Hosler cũng cố gắng phổ biến một số đoạn Kinh thánh bằng tiếng Việt. Các giáo sĩ cộng tác với ông cũng đã mở thêm được một giáo sở mới tại Hội An (Faifoo), một thị trấn cách Đà Nẵng hơn 30km. Cho đến cuối năm 1914 thì có thêm giáo sở Hải Phòng và Hà Nội.
Tuy nhiên khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914-1918) thì sự khó khăn cũng xuất hiện. Vào tháng 12. 1915, vị Toàn Quyền Đông Dương đã ký nghị định “cấm mở thêm việc truyền đạo giữa vòng người bản xứ ”, hạn chế số giáo sĩ cũng như giáo sở. Chỉ còn 5 giáo sĩ (2 nam, 3 nữ) được ở tại giáo sở Đà Nẵng mà thôi. Đứng đầu là một giáo sĩ người Gia Nả Đại, ông E. F. Irwin. Thậm chí các giáo sĩ có tên giống tiếng Đức đều phải rời khỏi Việt Nam. Ong bà Hosler và một người tên A. H. Birkel bị buộc phải về nước. Điều này cũng gieo rắc sự sợ hãi trong vòng dân chúng, khiến cho không ai dám đến giáo sở để hỏi đạo nữa.
Dầu được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Việt Nam đã được đặt nền móng. Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng. Và nhà thờ Tin lành đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam cũng chính là nhà thờ Đà Nẵng. Đà Nẵng đã trở thành chiếc nôi của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau những khó khăn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt được truyền bá rộng rãi ra miền Bắc cũng như được rao giảng trong miền Nam. Tuy còn lắm khó khăn phải vượt qua, nhưng các tôi tớ của Chúa luôn cậy ơn và sức của Ngài để tiến tới, hầu rao giảng ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả mọi người.
Giáo phái Phục Hưng Gò Vấp.
III – GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Từ năm 1915 đến 1918 :
Đây là giai đoạn Hội thánh chịu nhiều thiệt thòi sau khi đã được hình thành và khởi sự phát triển. Giáo sở mới mở tại Hội An bị đóng cửa. Hai giáo sĩ phụ trách công việc Chúa tại đây là ông F. A. Soderberg và A. H. Birkel bị trục xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn này Hội Truyền giáo đã ghi nhận được những con số thật có ý nghĩa. Năm 1916, đánh dấu sự khởi đầu tăng trưởng của Hội thánh Đà Nẵng. Có thêm 18 người chịu lễ báp têm trong năm này, nâng số tín đồ chính thức của Hội thánh lên 25 người. Một Trường Chúa nhật cũng được ổn định với tổng số học viên là 100.
Dầu bị khống chế bởi nghị định cấm giảng đạo được ban hành 12. 1915, nhưng sau đó nhờ sự giao thiệp rộng rãi của các giáo sĩ còn ở lại, vị Toàn quyền Đông Dương đã ngầm cho phép các giáo sĩ được hoạt động trong một giới hạn nào đó. Ong bà giáo sĩ W. C. Cadman được phép đến thường trú tại Hà Nội. Một số giáo sĩ khác được phép lần lượt đến Đà Nẵng cũng như Hà Nội. Nhưng mãi cho đến ngày đình chiến năm 1918, Hội Truyền giáo mới xem xét đến việc mở cửa lại các giáo sở cũ, cũng như mở thêm các giáo sở mới.
Đến cuối năm 1918 thì Hội thánh Đà Nẵng đã có số tín đồ chính thức là 58 người. Cũng đã mở một Hội thánh nhánh tại Hải Châu, một vùng ngoại thành phía Nam thị xã Đà Nẵng. Tại Hội thánh Hà nội có thêm 4 người chịu lễ báp têm và cũng mở được một Hội thánh nhánh. Tổng số học viên Trường Chúa nhật của 2 Hội thánh Đà Nẵng và Hà Nội lên đến 400 người. Đây là những con số thật được an ủi và khích lệ cho những người hầu việc Chúa lúc bấy giờ.
Những năm ngắn ngủi trong giai đoạn này đã tạo thêm kinh nghiệm cho các giáo sĩ khi hoạt động ở nước ngoài. Nào phải học tiếng bản xứ, phải tế nhị khi tiếp xúc với dân chúng, phải học biết phong tục, tập quán của người địa phương, cũng phải khéo léo khi giao thiệp với chính quyền… Tinh thần phục vụ của họ đã được đền bù xứng đáng bằng những thành quả. Tuy không to tát, nhưng cũng đủ làm ấm lòng những người có nhiệt tâm mở mang nước Chúa trên đất này. Và những kết quả ghi nhận được cũng đã nói lên sự khao khát chân lý của một dân tộc, cho đến lúc bấy giờ vẫn còn sống trong tăm tối của lòng mê tín dị đoan. Sứ điệp được rao giảng từ các giáo sĩ, tuy không mạch lạc, rõ ràng, nhưng đã được sự vận hành của Thánh Linh Chúa khiến cho những người nghe bị bắt phục để trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
2. Từ năm 1918 đến 1921
Sau khi cụôc chiến tranh thế giới năm 1914-1918 chấm dứt, hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Việt Nam được dễ dàng hơn. Chính quyền Pháp giảm bớt sự nghi ngờ hoạt động của các giáo sĩ. Tuy nhiên Hội Truyền Gíao cũng cẩn thận khi gởi người qua Việt Nam. Những giáo sĩ có tên tiếng Đức bị trục xuất trước đây không được gởi trở lại Việt Nam nữa. Hai người Na Uy được Hội điều đi Trung Hoa. Chỉ có giáo sĩ J. D. Oisen được phép đến Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Ong này cùng với giáo sĩ I. R. Stebbins vào Sài Gòn, thành phố lớn nhất Đông Dương, để lo chương trình rao giảng Tin lành tại đó. Kết quả là có hai Hội thánh được thành lập, một cho người Hoa Kiều ở Chợ Lớn và một cho người Việt Nam ở Sài Gòn.
Trong khi đó ở khu vực Đà Nẵng, tuy giáo sở tại Hội An đã bị đóng cửa, nhưng nhiều người dân Hội An và vùng phụ cận khi đến Đà Nẵng đã được nghe Tin lành và bằng lòng tin nhận Chúa. Vì vậy trong thời gian này, tại Hội An đã có 40 tín hữu. Hàng tuần vào mỗi chiều thứ bảy, họ đi bộ đến Đà Nẵng để sáng Chúa nhật thờ phượng Chúa, vì giáo sở tại Hội An vẫn chưa được phép mở cửa lại. Nhưng sau đó nhờ sự khéo léo khi liên hệ với viên Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ, giáo sĩ I. F. Irwin được lời hứa là tín hữu tại Tin lành tại Hội An đựơc dễ dàng hơn khi muốn thờ phượng Chúa. Nhờ vậy, mà tuy giáo sở Hội An vẫn chưa được phép mở cửa lại, nhưng các con cái Chúa không còn bị chính quyền địa phương làm khó dễ nữa khi họ muốn nhóm họp.
Một điểm son cần ghi nhận trong giai đoạn này là nhiệt tâm của Hội Truyền Gíao về sự phát triển của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Nhằm đốc thúc việc truyền bá Tin lành và cũng để thực hiện chính sách tự trị cho Hội thánh địa phương, nên vào năm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho người tín đồ Việt Nam, để họ sẵn sàng bước vào công trường thuộc linh đang rộng mở trước mắt, đã được thực hiện. Điều này cũng để đáp ứng yêu cầu của những người tín đồ mới muốn hiểu biết lời của Chúa. Mặc dầu lúc bấy giờ, Kinh thánh chỉ mới được dịch sang tiếng Việt các sách Phúc âm. Một lớp Kinh thánh đã được các giáo sĩ tổ chức dạy vào mỗi buổi trưa từ 12 đến 13 giờ 30. Vì sáng và chiều thì các học viên phải đi làm việc. Còn buổi tối thì dành cho việc truyền giảng Tin lành.
Mãi cho đến tháng 9. 1921, giáo sĩ D. I. Jeffrey mới mở một trường Kinh thánh chính thức thức tại Đà Nẵng, theo khuôn mẫu của trường Thần đạo Nyack thuộc Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Nữu Ước (Mỹ). Chương trình này nhằm đạo tạo những người hầu việc Chúa, đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong tương lai của Hội thánh. Phần thứ ba sẽ nói rõ hơn lãnh vựa này.
3. Từ năm 1922 đến 1927
Tại Hội đồng các giáo sĩ được triệu tập ở Đà Nẵng vào mùa hè năm 1922, Hội Truyền giáo đã đề ra chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam. Vì lúc bấy giờ nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3 miền nước Việt Nam đã khởi sự được hình thành và bắt đầu lớn mạnh. Chương trình tự trị tự lập được thông qua như sau:
Hội thánh nào có đến 10 tín đồ chính thức thì phải dâng hiến để lo những chi phí bất thường của Hội thánh mình.
Hội thánh nào có 15 tín đồ chính thức thì phải tư lo trả lương cho người coi sóc giáo sở. Hội thánh nào có 25 tín đồ chính thức thì phải phụ trả 1/4 lương của chủ tọa. Hội thánh nào có 40 tín đồ chính thức thì phải đài tho ½ lương của chủ tọa. Hội thánh có 60 tín đồ chính thức thì phải đài thọ ¾ lương của chủ tọa. Hội thánh có từ 80 tín đồ chính thức trở lên thì phải lo tất cả mọi chi phí của Hội thánh mình. (Hội thánh tự lập)
Về hành chánh của Hội thánh địa phương, được bầu cử các chức viên Chấp sự, Ban Trị sự tuỳ theo nhu cầu của Hội thánh như vẫn còn áp dụng hiện nay. Chỉ Hội thánh tự lập mới có quyền mời Chủ tọa cho Hội thánh mình, Chủ toạ các Hội thánh khác do Ban Trị sự Hội Truyền giáo tại Việt Nam bổ nhiệm. Như vậy, quyền tự trị tự lập của một Hội thánh được căn cứ vào nền tài chánh của Hội thánh đó. Qui định nầy được áp dụng cho đến năm 1927, là năm Đại Hội đồng lần thứ nhất của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được triệu tập.
Về sự phát triển của Hội thánh trong giai đoạn nầy được ghi nhận như sau: Đây có lẽ là thời kỳ quan trọng nhất trong việc mở mang công việc truyền giáo tại Việt Nam trước khi Hội thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức tổ chức. Tính đến năm 1925 đã có 11 Hội thánh chánh và 2 Hội thánh nhánh được thành lập. Các Hội thánh chánh có chủ tọa là những người xuất thân từ Trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Riêng Hội thánh Đà Nẵng là Hội thánh Việt Nam đầu tiên đạt tiêu chuẩn tự trị tự lập, với số tín đồ chính thức là 115 người.
Tính đến cuối năm 1927 Hội thánh Tin lành Việt Nam đã có số tín đồ chính thức là 4236 người thuộc 74 Hội thánh chánh và nhánh. Số tín đồ chính thức tăng trưởng theo mức độ như sau: Năm 1921 chỉ có 180 tín đồ chính thức. Đến năm 1924 có 1671. Năm 1925 có 2939. Năm 1927 có 4236. Sự phát triển của Hội thánh Mỹ Tho là một trường hợp đặc biệt được ghi nhận: ngày 1. 1. 1925 chỉ có 27 tín đồ chính thức. Nhưng đến cuối năm thì số tín đồ chịu báp têm gia nhập vào Hội thánh là 1017 người.
Nhìn chung thì sự tăng trưởng mau nhất xảy ra trong khu vực tỉnh Qủang Nam – Đà Nẵng. Điều kiện kinh tế khả quan trong khu vực này đã giúp cho các Hội thánh sớm đạt đến sự tự trị tự lập. Đồng thời từ trong các Hội thánh này cũng có một số đông người dâng mình hầu việc Chúa, đáp ứng cho nhu cầu Hội thánh đang phát triển.
4. Từ năm 1927 đến 1941
Sau 16 năm khai khẩn và gieo giống, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Đông Dương đã đạt được mục tiêu thứ nhất của mình: hình thành sự tổ chức cho Hội thánh Tin lành Việt Nam. Vào tháng 3. 1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu tập tại Đà nẵng. Hội đồng này qui tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã được thành lập trên toàn cõi Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1924, hàng năm cũng có những Hội đồng bồi linh được triệu tập tại Đà Nẵng. Nhưng đến năm 1927 thì Hội đồng này đã trở thành Đại hội hành chánh của Hội thánh. Một vài con số sau đây được ghi nhận trong giai đoạn này về sự phát triển của Hội thánh:
– Năm 1928 Hội thánh Tin lành Việt Nam chia thành 2 hạt gồm: (1) Địa hạt Bắc Trung bộ (Từ tỉnh Ninh Thuận trở ra miền Bắc); (2) Địa hạt Nam bộ (Từ tỉnh Bình Thuận trở vào miền Nam).
Mục sư Trần Xuân Phan là vị Chủ nhiệm đầu tiên của hạt Bắc Trung bộ. Mục sư Bùi Tự Do là vị Chủ nhiệm đầu tiên của hạt Nam bộ.
– Năm 1932 Địa hạt Bắc Trung bộ chia hai gồm: (1) Địa hạt Bắc hạt (Từ Thanh Hóa trở ra); (2) Địa hạt Trung hạt (Từ Nghệ An trở vào). Mục sư Lê Văn Thái là Chủ nhiệm đầu tiên của Bắc hạt.
– Tính đến cuối năm 1940, Bắc hạt có 58 Hội thánh, Trung hạt có 56 Hội thánh và Nam hạt có 75 Hội thánh.
5. Từ năm 1942 đến 1954
Đây là giai đoạn đất nước ở trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập kết hợp với ảnh hưởng của trận chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Ngay trong những năm đầu của giai đoạn này, các giáo sĩ của Hội Truyền giáo là những người bị ảnh hưởng trứơc tiên. Họ đã được lệnh từ Uỷ ban Truyền giáo Trung ương ở Nữu Ước ngày 2. 8. 1941, yêu cầu những người đã đến hạn nghỉ phép phải trở về ngay lập tức. Những vị giáo sĩ trẻ thì nên lánh qua Phi Luật Tân. Những ai còn ở lại thì phải tự lo lấy. Trong số 74 gia đình giáo sĩ đang hầu việc Chúa tại Đông Dương lúc bấy giờ, có 68 gia đình quyết định ở lại tại nhiệm sở, trong số đó có cả trẻ em. Tháng 4. 1943, tất cả các giáo sĩ bị tập trung tại Mỹ Tho theo lệnh của nhà cầm quyền Nhật, ngoại trừ ông bà Jean Funé được ở lại Sơn La (Bắc Việt) vì ông có quốc tịch Pháp. Tháng 7. 1943 có 13 giáo sĩ trong nhóm bị tập trung được hồi hương cùng với 12 trẻ em. ImageĐến tháng 9. 1943 thì có thêm một số người khác cùng trẻ em được hồi hương theo sự thỏa thuận giữa 2 chính phủ Mỹ- Nhật. Số người bị quản thúc còn lại 17 người.
Có một số sự kiện cần ghi nhớ trong giai đoạn này:
– Năm 1942, viên Toàn quyền Pháp cuối cùng tại Việt Nam là Jean Decoux, trong một hành động bày tỏ sự thân thiện đối với Hội thánh, đã ký nghị định công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam lúc bấy giờ là Mục sư Lê Đình Tươi. – Có sự bất đồng xảy ra trong Hội thánh thuộc khu vực Cần Thơ. Mục sư Lê Văn Ngọ theo Cơ đốc Phục lâm.
– Cảnh đói kém xảy ra ở miền Bắc năm 1944 -1945 cũng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của Hội thánh, nhưng không có một con cái Chúa nào bị chết đói.
– Truyền đạo Trần Như Tuân, chủ tọa Hội thánh Vinh khởi xướng tà giáo ấn định ngày Chúa tái lâm. Lần đầu tiên được ông ấn định là ngày 30. 9. 19.., lần thứ hai được ông ấn định lại là 1. 10. 1945. sự kiện này đã làm đổ vỡ đức tin của một số tôi con của Chúa trong các Hội thánh thuộc khu vực miền Trung. Phải nhiều năm về sau vết thương này mới được chữa lành.
– Trong giai đoạn này chúng ta cũng có thể chia làm 2 thời kỳ:
1) Thời kỳ củng cố và phục hồi (1948 – 1950)
Bắc hạt: Tái thiết 2 giáo sở Hải Phòng và Nam Định (1948). Cuối năm 1948 có thêm 4 Hội thánh được mở lại. Số người tin Chúa tiếp tục gia tăng. Riêng 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình có 75 người chịu báp têm. Hải Phòng khánh thành nhà thờ mới vào dịp mừng Chúa giáng sinh năm 1950. Chủ tọa là Mục sư Huỳnh Kim Luyện.
Trung hạt: Có 17 Hội thánh tiếp tục bị đóng cửa vì còn ở trong vùng tranh chấp. Chiến tranh giành độc lập vẫn tiếp diễn. Mục sư Nguyễn Văn Tài bị giết chết tại Ma Lâm (Bình Thuận). Theo báo cáo năm 1949, dù nhiều Hội thánh vẫn còn ở trong sự khó khăn, nhưng số tín hữu lại tăng thêm 1/3. Hội thánh Đà Nẵng trong năm 1950 có thêm 67 tín hữu.
Nam hạt: Có 38 Hội thánh vẫn tiếp tục bị đóng cửa. Nhiều nơi các tín hữu phải nhóm trong nhà riêng. Kinh tế bị khủng hoảng nên đời sống vật chất của các con cái Chúa cũng gặp nhiều sự khó khăn và ảnh hửơng cả đến những người hầu việc Chúa. Riêng khu vực tỉnh Cần Thơ, sau biến cố gây chia rẽ năm 1944, đến năm 1948 thì Hội thánh được ổn định và phục hưng. Mục sư Lê Văn Hiến, chủ tọa Hội thánh Cần Thơ, hiệp cùng giáo sĩ Paul E. Carlson hoạt động tích cực nên nhiều giáo sở được trả lại. 9/10 số tín hữu trước đây bỏ theo Cơ đốc Phục lâm, nay đã quay trở lại với Hội thánh. Số tín hữu chính thức thuộc Nam hạt lên đến 7759 người.
2) Thời kỳ tranh đấu cho sự phát triển (1951 – 1954)
Bắc hạt: Tính đến năm 1951 có 12 Hội thánh chánh và 7 Hội thánh nhánh. Có 1110 người chịu báp têm. Mục sư Trần Văn Đệ là chủ nhiệm từ 1952-1954. Tin lành phát triển mạnh tại Hoành Nhị và Hoành Nha với khoảng 200 người tin Chúa.
Trung hạt: Trong số 41 Hội thánh, chỉ còn 33 Hội thánh có sinh hoạt. Số Hội thánh này nằn trong cả hai khu vực Pháp và Việt Minh. Theo báo cáo của Mục sư Lê Văn Long là Chủ nhiệm thì trong năm 1951 có 3275 người chịu báp têm. Hội thánh Nha Trang khánh thành nhà thờ mới năm 1952 và sau đó mở thêm một Hội thánh nhánh tại Xóm Bóng. Dầu vậy, trong thời gian này cũng có một số Mục sư, Truyền đạo bị làm khó dễ, bắt bớ, giam cầm, mãi cho đến khi hiệp định Genève kí năm 1954 họ mới được tư do.
Nam hạt: Cuộc tranh chấp của các đảng phái chính trị tại miền Nam chưa ổn định, vì vậy các Hội thánh vẫn còn bị ảnh hưởng. Riêng khu vực Sài Gòn Chợ lớn thì có phát triển. Với một thành phố có khoảng hai triệu dân lúc bấy giờ, ngoài hai Hội thánh Sài Gòn và Chợ Lớn, lần lượt có thêm Hội thánh Nguyễn Tri Phương, Gia Định, Bình Tây… Cũng trong thời gian này các chương trình truyền giảng Tin lành trong khám Chí Hòa, Quân Y viện Cộng hòa được hình thành bởi ông bà giáo sĩ D. I. Jeffrey. Theo báo cáo của chủ nhiệm Nam hạt thì có một vài Hội thánh phát triển rõ nét như Hội thánh Vũng Tàu (Cap Sain Jacques), trong năm 1953 có 110 người tin Chúa. 40 người chịu báp têm. Hội thánh Sóc Sải do Mục sư Đoàn Văn Miêng chủ tọa, có hơn 250 tín hữu. Hội thánh Cà Mau không có chủ tọa cho đến tháng 5. 1950, sau đó một truyền đạo được phái đến. Hội thánh bắt đầu ổn định với số tín hữu 40 mà năm sau đã tăng lên gấp 3 lần.
ImageNói chung các Hội thánh ở miền Nam đã thành công hơn các địa hạt khác trong cuộc tranh đấu để phát triển. Tổ chưac được 13 Hội đồng bồi linh và truyền giảng Tin lành năm 1951, tháng 10. 1952 và 3. 1953. ngoài ra cũng có hàng trăm ban chứng đạo trong các Hội thánh hàng tuần đi ra để rao truyền Tin lành. dầu có 22 Hội thánh vẫn còn tiếp tục bị đóng cửa, một phần vì chiến tranh, một phần vì thiếu người hầu việc Chúa, nhưng ban trị sự địa hạt với sự cộng tác tích cực của các giáo sĩ, vẫn tiếp tục chương trình tái thiết giáo sở và phát triển Hội thánh.
IV. HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO
Để đốc thúc việc rao truyền Tin lành và cũng để tiến tới việc tự trị tự lập hoàn toàn cho Hội thánh, các giáo sĩ Hội truyền giáo đã chấp nhận một chương trình huấn luyện cấp tốc cho các con cái Chúa có lòng yêu mến Ngài, cũng như những nhân sự trong Hội thánh đang cộng tác với các chủ tọa. Điều khá lý thú được ghi nhận là chính những tân tín hữu lại là những người yêu cầu đựơc dạy Kinh thánh. Mặc dầu lúc bấy giờ Kinh thánh chỉ mới được dịch xong các sách Tin lành, hội Truyền giáo vẫn chưa có kế hoạch mở trường Kinh thánh. Đứng trước nhu cầu cấp thiết, các giáo sĩ đã mở một lớp dạy Kinh thánh vào buổi trưa, khởi sự từ năm 1918. Ong Hoàng Trọng Thừa lúc bấy giờ là người dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ, phục vụ Chúa như một người Truyền đạo, ông theo học hàm thụ tại một trường Kinh thánh ở Qủang Tây và trở nên một người dự phần tích cực trong giai đoạn đầu của Hội thánh phát triển.
Đến 9. 1921, giáo sĩ D. I. Jeffrey mới mở một trường Kinh thánh chính thức theo khuôn mẫu trường Thần đạo Nyack của Hội Truyền giáo. Lớp học đầu tiên là một chuồng ngựa trống trong khuôn viên Hội Truyền giáo tại Đà Nẵng. Đến 1922, khi nhà thờ Đà Nẵng được xây cất, thì một phòng lớn phía sau được biệt riêng làm lớp học dạy Kinh thánh. Năm 1924, vì số học viên gia tăng từ 8 người (1921) lên đến 47 người (1924) nên một cơ sở trường học được xây dựng riêng biệt bằng vật nhẹ. Cơ sở này gồm: 1 lễ đường, 4 phòng học và 3 ký túc xá đủ chổ cho 90 người với tiện nghi đầy đủ vì số học viên tiếp tục gia tăng, nên đến năm 1928 một cơ sở mới được xây cất bằng vật liệu nặng và được sử dụng cho đến giữa năm 1960. Cuối năm 1927, có trên 150 người ghi tên học tại Trường Kinh thánh Đà Nẵng. Phần lớn những người này dâng mình hầu việc Chúa cách riêng biệt. Những người còn lại trở thành những nhân sự trong Hội thánh, cộng tác tích cực với các tôi tớ Chúa trong việc mở mang nước Ngài. Lễ tốt nghiệp đầu tiên của Trường Kinh thánh Đà Nẵng được cử hành vào tháng 4. 1927 với 8 học viên tốt nghiệp. Tất cả đều đựơc tấn phong Mục sư tại Đại hội đồng Tổng liên hội cũng trong năm ấy. Sau này mới có qui chế riêng về việc bổ chức và tấn phong Mục sư cho các học viên trường Kinh thánh.
Việc giảng dạy tại trường Kinh thánh trong những năm đầu hoàn toàn do các giáo sĩ đảm trách. Sau khi hội đồng Tổng liên hội được tổ chức năm 1927 mới có 2 Mục sư Việt Nam được chính thức trở thành giáo sư của trường Kinh thánh. Tháng 3. 1943, một vị giáo sư Việt Nam được giữ chức quyền đốc học trường Kinh thánh thay cho các giáo sĩ. Đến tháng 7. 1951, sau kỳ họp thường lệ của Ban Trị sự liên hiệp, Mục sư Ông Văn Huyên được chính thức trở thành đốc học của trừơng cho đến khi thiên di vào Nha Trang, cụ tiếp tục giữ chức vụ Viện trưởng của Thánh kinh Thần học viện. Cũng cần ghi nhận là có 2 khóa học (1943-1944 & 1944-1945) hoàn toàn do các mục sư giáo sư Việt Nam đảm trách việc giảng dạy.
Mục đích của trường Kinh thánh cũng như sau này là Thánh kinh Thần học viện, là giúp cho các con cái Chúa được hiểu biết lời của Ngài. Nhờ của Đức Chúa Trời giúp cho đời sống thuộc linh của Cơ Đốc Nhân được tăng trưởng vững mạnh, có một tâm tánh đạo đức xứng hiệp với địa vị con cái của Ngài. Đồng thời trường Kinh thánh cũng giúp nâng cao phẩm chất của nhân sự trong Hội thánh, giúp đỡ và khích lệ họ có tinh thần truyền giáo, cầu nguyện và phục vụ Chúa. Và mục tiêu sau cùng của trường Kinh thánh là đào tạo những người được ơn kêu gọi đặc biệt để họ có thể trở nên những nhà truyền đạo hữu dụng cho công việc của nhà Đức Chúa Trời.
Ngoài trường Kinh thánh tại Đà Nẵng và sau này là Thánh kinh Thần học viện tại Nha Trang, còn có 2 trường Kinh thánh cấp thấp hơn tại Đà Lạt và Ban Mê Thuột dành cho các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên.
Trường Kinh thánh tại Đà Lạt để huấn luyện các truyền đạo sắc tộc cho các chi phái Kơho và các bộ tộc nhỏ thuộc các tỉnh phía nam. Trường Kinh thánh tại Ban Mê Thuột dành cho sắc tộc Eđê cùng các bộ tộc nhỏ ở các tỉnh miền Trung. Chương trình học của các Trường Kinh thánh này theo một qui chế riêng. Ban giảng huấn gồm các Mục sư Việt Nam cùng các Giáo sĩ. Hai Trường Kinh thánh này đã đào tạo phần lớn những người hầu việc Chúa cho các bộ tộc thuộc các tỉnh Cao Nguyên.
Ngoài ra ở các Địa hạt còn tổ chúc những khoá học Kinh thánh ngắn hạn dành cho thanh niên trong Hội thánh. Các khóa học này được gọi là Thánh kinh Tiểu học đường, thường mở ra vào mùa hè hàng năm, do các giáo sư của Trường Kinh thánh hiệp với các Mục sư trong các địa hạt điều hành chương trình và sự tổ chức. Các khóa học này nhằm nâng cao sự hiểu biết lời Chúa trong giới trẻ, đồng thời cũng chuẩn bị hành trang cho họ bước vào trường Kinh thánh nếu họ được sự kêu gọi để dâng mình hầu việc Chúa. Mỗi khóa học thường được tổ chức từ 3 đến 4 tuần lễ tùy theo điều kiện có được ở mỗi nơi. Từ nơi những khóa học này mà nhiều người đã được kêu gọi bước vào công trường thuộc linh, trở thành những công nhân tích cực trong công việc Chúa.
V. KIỆN TOÀN
Một tổ chức muốn được tồn tại vững mạnh và phát triển thì cần phải có luật lệ, có nguyên tắc làm việc. Hội thánh Tin lành Việt Nam sau giai đoạn hình thành là khởi sự phát triển. Tuy có rất nhiều khó khăn, trở ngại ở phía trước, nhưng Hội thánh cần phải vượt qua để tiến lên. Và cũng để tiến đến chổ tự trị, tự lập hoàn toàn theo chương trình của Hội Truyền giáo, một đại hội đồng đã được triệu tập. Hội đồng này khác với những hội đồng bồi linh nhóm họp hằng năm kể từ năm 1924. Hội đồng năm 1927 cũng họp tại Đà Nẵng từ ngày 5-13. 3. Hội đồng qui tụ 50 đại biểu. Kể cả 4 đại biểu tín hữu, đại diện cho 7 Hội thánh địa phương đã tự trị tự lập. Diễn giả bồi linh cho hội đồng này là Mục sư A. G. Snead. Tổng thư ký hải ngoại của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp và Mục sư R. A. Jaffray, giáo hạt trưởng giáo khu Hoa Nam và Đông Dương. Mục tiêu của hội đồng lần này, ngoài việc bồi linh cho các đại biểu tham dự, Hội Truyền giáo muốn Hội thánh Tin lành Việt Nam hình thành một cơ cấu tổ chức, soạn thảo một nội qui để trên cơ sở đó liên hệ với chính quyền. Xin được công nhận tư cách pháp nhân. Kết quả sau 8 ngày làm việc, một ban Trị sự Tổng liên lâm thời đã được bầu ra trong thời hạn 1 năm gồm có:
Hội trưởng: Mục sư Hoàng Trọng Thừa. Phó Hội trưởng: Mục sư Trần Dĩnh. Thư ký: Mục sư Dương Nhữ Tiếp Thủ quĩ: ông Trần Thành Long. Nghị viên: Mục sư Lê Văn Long.
Đặc điểm của Ban Trị sự lâm thời này là, một đại biểu tín hữu được bầu vào chức vụ thủ quĩ để lo nền tài chánh cho Hội thánh, theo quan điểm của đa số đại biểu lúc bấy giờ. Về sau thì nguyên tắc này không được áp dụng nữa.
Cũng có một biểu quyết khác đáng lưu ý trong hội đồng này: biểu quyết mở cuộc lạc quyên trong các Hội thánh số tiền 5000 đồng để xây sửa và mở rộng cơ sở trường Kinh thánh.
Sau cùng, một ban soạn thảo nội qui cho Hội thánh được thành lập, trong đó có 5 giáo sĩ. Qua năm sau (1928), bản điều lệ đầu tiên của Hội thánh Tin lành Việt Nam được hình thành. Bản điều lệ này có 37 khoản, 157 tiết bao gồm cả phần tổ chức và tính lý của Hội thánh. Tên chính thức của Hội thánh được ghi vào bản điều lệ là: Hội Tin lành Đông Pháp. Mục đích của Hội thánh được ghi rõ trong điều lệ như sau: “Tập hợp thành một xã hội thuộc linh của người An Nam ở khắp cả xứ Đông Pháp, thờ phượng Đức Chúa Trời và tin Tin lành của Chúa Jesus Christ như đã bày tỏ trong Kinh thánh… để thiết lập các Hội thánh ở khắp Đông Dương, hầu cho những Cơ Đốc Nhân An Nam có cơ hội học chung nhau thờ phượng Đức Chúa Trời ba ngôi… để giảng Tin lành và làm chứng cho mọi người An Nam trong suốt cả xứ Đông Dương và làm cho Chúa Jesus mau tái lâm”.
Trong sự tổ chức, điều lệ qui định 3 cấp hành chánh trong Hội thánh: Hội thánh địa phương. Địa hạt liên hội và Tổng liên hội. Mỗi cấp có nội qui riêng và hội đồng riêng.
Về sự liên hệ giua hội Tin lành Đông Pháp và Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp cũng được ghi rõ trong điều 1 chương 5 của điều lệ như sau:
Hội Tin lành Đông Pháp công nhận Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp là mẫu hội. Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp công nhận Hội Tin lành Đông Pháp là một Hội thánh tự trị tự lập.
Dầu 2 hội là 2 tổ chức riêng biệt, nhưng cả hai hiệp làm một trong Chúa Jesus Christ, cả hai nhắm mục đích chung là làm cho nhân dân Đông Dương biết Ngài. Vì vậy cả hai hiệp nhau trong mọi vấn đề thuộc lãnh vực rao truyền Tin lành khắp xứ Đông Dương.
Điều lệ năm 1928 tuy chưa trọn vẹn, nhưng đây là một hướng dẫn cần thiết cho sự phát triển của Hội thánh. Hơn 20 năm sau điều lệ này mới được tu chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
Các Hội trưởng của Hội thánh Tin lành Việt Nam từ khi thành lập cho đến ngày hôm nay gồm có:
Mục sư Hoàng Trọng Thừa (1927) Mục sư Dương Nhữ Tiếp (1928-1931) Mục sư Trần Xuân Phan (1931-1932) Mục sư Lê Đình Tươi (1933-1942) Mục sư Lê Văn Thái (1942-1960) Mục sư Đoàn Văn Miêng (1960-1976) Mục sư Ong Văn Huyên (1976- 1999) Mục sư Phạm Xuân Thiều (2001-2002) Mục sư Dương Thạnh (2002-2005) Mục sư Thái Phước Trường (2005-đương kim)
VI. NUÔI DƯỠNG
Để giúp cho đời sống tâm linh tín hữu ngày thêm vững mạnh, ngay từ ban đầu các giáo sĩ cũng như hàng giáo phẩm Việt Nam đã suy nghĩ đến các chương trình dạy Kinh thánh trong Hội thánh của mình.
1) Dịch Kinh thánh sang tiếng Việt:
Khi bắt đầu có thêm nhiều người tin Chúa, Hội thánh đã có sự phát triển, các giáo sĩ đã suy nghĩ ngay đến việc dịch Kinh thánh sang tiếng Việt Nam. Dầu lúc bấy giờ tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ chính trong toàn cõi Đông Dương, nhưng chữ quốc ngữ sau khi được hoàn chỉnh, ngày càng trở nên phổ biến trong dân chúng. Vào thời kỳ các giáo sĩ đầu tiên của Hội Truyền giáo có thể nói tiếng Việt trôi chảy, quốc ngữ đã thay thế chữ Nho đã từng chính thức sử dụng tại Việt Nam hơn 17 thế kỷ. Tuy thế chữ Nho vẫn còn là tiếng của các học giả thuộc thế hệ trước. Đó là những người lớn tuổi, có trình độ hiểu biết, đã làm quen với Kinh thánh Tân Ước hay các sách lẻ bằng chữ Nho, mà Thánh thơ công hội đã đem vào từ năm 1902-1911. Dầu vậy cũng cần biết thêm rằng, trong giai đoạn này, chữ Nôm cũng được nhiều người có trình độ sử dụng. Dầu vậy, các giáo sĩ quyết định cho dịch các sách Tin lành ra quốc ngữ trước tiên. Công việc này do ông bà giáo sĩ William C. Cadman khởi sự từ năm 1914.
Đến năm 1918 đã có 7 sách lẻ trong Tân Ước được in ở Thượng hải. Đến cuối năm 1922 đã có 7 sách lẻ trong Tân Ước bằng quốc ngữ được phát hành. Đây là công trình của giáo sĩ J. D. Olsen với sự giúp đỡ của ông Trần Văn Dõng, một dịch giả chuyên nghiệp. Công tác phiên dịch được tiếp tục với sự cộng tác của ông Phan Khôi (1887-1959). Các thành viên trong ban phiên dịch Kinh thánh gồm có:
Gíao sĩ William C. Cadman (Trưởng ban) Bà William C. Cadman Giáo sĩ John Drange Olsen Ong Trần Văn Dõng Ong Nguyễn Hữu Phúc Ong Phan Khôi
Năm 1925 bản Kinh thánh toàn thư bằng Việt ngữ đã được dịch xong và chuyển sang Trung hoa để in. đến năm 1926 Kinh thánh tiếng Việt được phát hành và sử dụng rộng rãi trong Hội thánh. Bản dịch Kinh thánh năm 1925 không những chỉ quan trong đối với tín hữu Tin lành tại Việt Nam, nhưng đây còn là một tác phẩm văn học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cách hành văn của văn chương quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20.
2) Trường Chúa nhật:
Trường Chúa nhật là một phần trong chương trình sinh hoạt của mỗi Hội thánh. Trước tiên có các lớp đặc biệt được mở ra để huấn luyện cho các giáo viên Trường Chúa nhật. Các giáo viên Trường Chúa nhật không những là người dạy Kinh thánh thông suốt mà còn là người gây dựng đức tin cho các học viên nữa. Ngay khi các Hội thánh được thành lập và ổn định, công tác dạy Kinh thánh trong các lớp Trường Chúa nhật cũng được khai triển. Việc này không phải chỉ dành riêng cho người lớn mà các em thiếu nhi cũng được học truyện tích Kinh thánh. Vì trình độ hiểu biết của đa số thiếu nhi còn hạn chế nên công việc quan trọng này được triển khai tùy theo sáng kiến của các giáo sĩ và chủ tọa của các Hội thánh. Do vậy, sự dạy đạo cho các thiếu nhi trong Hội thánh không có kết quả như ý muốn. nhiều năm về sau, khi Hội thánh đã có tổ chức hành chánh vững vàng, công việc dạy Kinh thánh trong các lớp Trường Chúa nhật mới có qui củ và đạt được kết quả tốtImage
3) Các văn phẩm Cơ đốc
Trong giai đoạn Hội thánh được hình thành và phát triển, vì còn nhiều khó khăn nên Hội thánh chưa thể hệ thống hóa việc nuôi dưỡng và truyền giảng Tin lành bằng sách báo. Tuy nhiên ngay sau khi nhà in Tin lành được thiết lập tại Hà nội vào cuối năm 1920, ngoài việc in ấn các sách Tin lành, nhà in còn xuất bản bài học Trường Chúa nhật mỗi tam cá nguyệ t, tạp chí Tiếng gọi Đông Pháp (Anh ngữ), Nguyệt san Thánh kinh báo, Phước âm yếu chỉ, một số các truyền đạo đơn . Giáo sĩ Cadman là giám đốc nhà in báo cáo rằng: “Sự bán các phần Kinh thánh, sách và truyền đạo đơn rất chạy, đến nổi nhà in khó mà in kịp các sách tái bản. Tổng số sản xuất là 127. 807 ấn bản, gồm 3. 197. 300 trang trong năm 1922… đến năm 1927 lên đến 5 triệu trang”.
Vào thời kỳ mà chữ quốc ngữ ngày càng trở nên phổ thông, nhu cầu sách báo bằng Việt ngữ trong dân chúng thật cấp thiết. Do vậy việc phổ biến các văn phẩm Cơ đốc bằng Việt ngữ đã được mọi người hoan nghênh. Đây là cơ hội rất tốt để những người có nhiệt tâm mở mang nước Chúa nổ lực làm việc.
VII. TRUYỀN GIẢNG Nguyên tắc thứ ba của Hội Truyền giáo được ghi trong bản điều lệ năm 1927, khuyến khích Hội thánh tự truyền bá Tin lành cho nhân dân của mình. Tuy nhiên công việc này không đạt được hiệu quả cao vì thiếu kế hoạch và sự hợp tác chặt chẽ giữa Hội Truyền giáo và Ban Trị sự Tổng liên hội. Công tác vở đất mới trong thời kỳ này hầu hết do Hội Truyền giáo chỉ đạo. Lý do là vì Hội thánh thiếu nhân sự lẫn tài chánh.
Tại Bắc hạt, việc giảng Tin lành bị hạn chế ở nhiều nơi. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng việc truyền giảng ở các khu vực ngoại thành bị thu hẹp. Nhưng trong nội thành Hà nội, Ms Lê Văn Thái hiệp cùng giáo sĩ Homera H. Dixon thuê những căn phố hoặc dùng các nhà tín đồ ở những khu vực đông dân cư để mở phòng đọc sách và truyền giảng Tin lành. trong khoảng thời gian từ 1931-1934, tại Hà Nội, ngoài nhà thờ chính còn có thêm 8 nhà nguyện và 2 phòng đọc sách. Mỗi tuần có 27 chương trình nhóm họp tại những địa điểm đó. Ngoài sự điều hành của các Mục sư và Giáo sĩ, kết quả đạt được lá công khó của các tín hữu trong các ban chứng đạo. Đến năm đình chiến 1954, tại Hà Nội đã thành lập được các Hội thánh ở Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Đông và Ô Cầu Giấy.
Đến đầu thập niên 40 thì việc rao truyền Tin lành có những bước phát triển mới. Hội Truyền giáo gởi thêm giáo sĩ đến khu vực, số Mục sư, Truyền đạo người Việt cũng gia tăng. Có 4 gia đình tình nguyện đi truyền giáo cho các bộ lạc ở miền Thượng du bắc Việt là bộ lạc Thổ, Mèo, Mán, Nùng và Khaleu.
Tại miền Trung, tình hình có phần khó khăn hơn nên công tác vở đất mới hầu hết do các Hội thánh địa phương đảm nhiệm. Tuy nhiên các giáo sĩ vẫn luôn cộng tác tích cực với các Ms. Tđ Việt Nam. Những khuôn mặt nổi bật trong giai đoạn này là giáo sĩ R. M. Jackson; I. R. Stebbins; W. A. Pruett; C. E. Travis; Ms Hoàng Trọng Thừa; Ms Phan Đình Liệu; Ms Dương Nhữ Tiếp. Hàng chục Hội thánh đựơc mở ra dọc theo quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam. Chỉ riêng trong năm 1941 có 15 Hội thánh được thành lập trong khu vực Đà Nẵng và Tam Kỳ.
Công việc truyền giáo cho những dân tộc thiểu số miền Trung cũng đã được khởi sự sau năm 1930, khi Hội đồng Tổng liên hội năm đó biểu quyết mở rộng công cuộc truyền giáo. Mục sư Trịnh An Mẹo được gởi đến truyền giáo cho người Srê thuộc khu vực Dalat- Di linh. Mục sư Ngô Văn Lái truyền giáo cho người Bru tại Khe Sanh (Qủang Trị). Đến năm 1942 đã có 14 truyền giáo hầu việc Chúa giữa các bộ lạc Chrau, Stiêng, Kơho, Srê, Lạch, Chăm, Rađê, Rơgla, Katu, Thái, Mường, Mán, Thổ, Nùng, Mèo… ở rải rác trong 13 tỉnh miền Trung và Bắc.
Tại Nam hạt, kết quả vượt trội được ghi nhận trong thập niên 30. Công việc trong Hội thánh được chia thành 3 khu vực: miền Đông, miền Trung giang và miền Tây. Miền Đông có ít kết quả hơn do hoàn cảnh kinh tế khó khăn lúc bấy giờ. Ngoài khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn, chỉ có một vài Hội thánh được thành lập trong thập niên 30 đó là Biên Hòa, Thủ Đức, Bến Cát. Tại Tây Ninh, một nhà thờ được hoàn tất năm 1936 nhưng không thể phát triển nổi cho đến ngày nay. Riêng khu vực Sài Gòn, sau khi 2 Hội thánh được thành lập trong thập niên 20, một cho người Việt Nam và một cho người Hoa kiều. Lần lượt các Hội thánh khác trong các khu vực đông dân cư tiếp tục được thành lập. Năm 1941 Hội thánh Sài Gòn do Ms Lê Đình Tươi chủ tọa đã trở thành Hội thánh lớn nhất tại miền Nam. Ngôi nhà thờ lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ cũng được hoàn tất. Tại khu vực Trung giang nhiều Hội thánh được thành lập từ năm 1924-1927 như Tân An, Gò Công, An Hóa, Ba Tri, Bình Đại, Lộc Thuận, Tân Thạch, Quới Sơn, Sóc Sải… Hầu hết đều là Hội thánh của Mỹ Tho. Trong các Hội thánh này phong trào chứng đạo bùng phát mạnh mẽ. Nhất là sau ngày Bác sĩ Tống Thượng Tiết đến giảng bồi linh vào năm 1938, khắp các Hội thánh dấy lên tinh thần chứng đạo một cách mãnh liệt.
Một tàu Tin lành được hình thành dưới quyền điều hành của Mục sư Huỳnh Văn Ngà, đã len lỏi trong nhiều sông rạch ở miền Nam để truyền bá Tin lành. Năm 1933, một tín đồ ở Cần Thơ đã dâng cho Tổng liên hội một chiếc xe hơi, sau này được dùng làm xe giảng Tin lành lưu động dưới sự điều hành của Mục sư Bùi Tự Do. Tuy nhiên hoạt động của các đoàn truyền giảng lưu động nói trên bị hạn chế và không được lâu bền.
Đó là sự truyền giảng trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn vì chiến tranh. Sau này khi miền Nam được ổn định các hình thức truyền gảing đa dạng hơn, phong phú hơn. Như truyền giảng bằng sách báo, truyền giảng trong các trại lính, trong các nhà giam, trong các bệnh viện, trên đài phát thanh, trên đài truyền hình. Các địa hạt cũng tổ chức các chiến dịch truyền Tin lành cách qui mô. Nhờ vậy mà Tin lành đã được rao truyền cách rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng ở miền Nam.
Tóm lại, qua quá trình hình thành và lớn mạnh của Hội thánh Tin lành Việt Nam như có ngày hôm nay, chúng ta biết chắc rằng, Tin lành không phải chỉ là một tổ chức tôn giáo, bèn là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (RoRm 1:16). Chúng ta là những người đã được cứu phải nổ lực hơn nữa trong công tác rao truyền ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho mọi người, hầu đem sự tái lâm của Chúa đến gần hơn. Vì “Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”. (Mat Mt 24:14). A – Men !
Tag: giáo phái phục hưng là gì