Bảng cân đối kế toán là gì? Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa gì đối với tài chính doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những điều cần thiết về bảng cân đối kế toán nhé.
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.
Kết cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần bao gồm: Phần tài sản và phần nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối (Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn).
Tài sản
Nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn
– Vốn bằng tiền
– Đầu tư ngắn hạn
– Các khoản phải thu
– Hàng tồn kho
Nợ phải trả
– Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn
+ Nguồn vốn chiếm dụng
– Nợ dài hạn
+ Vay dài hạn
+ Nợ dài hạn
Tài sản dài hạn
– Nợ phải thu dài hạn
– Tài sản cố định
– Đầu tư XDCB dở dang
– Đầu tư tài chính dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu
– Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận
– Lợi nhuận chưa phân phối
Hình thức chung của bảng cân đối kế toán
Trong phần tài sản: Các tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao được sắp xếp ở vị trí đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống dưới.
Trong phần nguồn vốn: Được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Do vậy các nguồn vốn được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn vay.
Nguồn vốn nợ sắp xếp theo trật tự lần lượt là: Các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ trung và dài hạn.
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa bảng cân đối kế toán ra sao?
Tất cả các tài sản đều phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Mỗi phần đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và mặt pháp lý riêng. Chúng ta cùng xét ý nghĩa của từng phần một nhé.
Đối với phần tài sản
– Về mặt pháp lý: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
– Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…
Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Đối với phần nguồn vốn
– Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là ao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán mẫu đầy đủ
Dưới đây là ví dụ minh họa về Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X hoạt động trong ngành dược phẩm.
Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X (B01 – DN) ngày 31/12/YY
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT
TÀI SẢN
Số cuối kỳ
Số đầu năm
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
2.520
2.180
I
Tiền và các tài khoản tương đương tiền
220
200
II
Các khoản phải thu ngắn hạn
770
690
III
Hàng tồn kho
1.440
1.270
IV
Tài sản ngắn hạn khác
90
20
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
520
480
I
Tài sản cố định
490
460
Nguyên giá
1.520
1.380
Giá trị hao mòn lũy kế
(1.030)
(920)
II
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
20
20
III
Tài sản dài hạn khác
10
0
TỔNG TÀI SẢN
3.040
2.660
TT
NGUỒN VỐN
Số cuối kỳ
Số đầu năm
A
NỢ PHẢI TRẢ
1.840
1.650
I
Nợ ngắn hạn
1.820
1.600
1
Vay ngắn hạn
1.450
1.170
2
Phải trả người bán
200
300
3
Người mua trả tiền trước
90
50
4
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
20
20
5
Phải trả người lao động
40
30
6
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
20
30
II
Nợ dài hạn
20
50
B
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.200
1.010
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
630
410
2
Thặng dư vốn cổ phần
290
270
3
Quỹ đầu tư phát triển
180
130
4
Quỹ dự phòng tài chính
60
50
5
Lợi nhuận chưa phân phối
40
150
TỔNG NGUỒN VỐN
3.040
2.660
Hạn chế của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán giúp phản ánh giá trị sổ sách các tài sản, được lập theo nguyên tắc giá gốc nên khá khó để có được sự ăn khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách với giá trị tài sản trên thị trường.
Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), chính vì vậy mà nếu chỉ dựa vào các con số trên bảng cân đối kế toán sẽ rất khó đánh giá sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong cả thời kỳ hay giai đoạn.
Kết luận
Với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ có những sự khác biệt. Thông qua việc xem xét các mối quan hệ trong bảng cân đối kế toán, nhà quản trị có thể đánh giá trình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.