Trong phong thủy, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ hay còn gọi là Ngũ hành tương sinh tương khắc được phát minh ra từ những thế kỷ 12 trước công nguyên và được ứng dụng vào trong kinh dịch. Vậy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì? Cách để mỗi người chúng ta có thể tính được quy luật tương sinh tương khắc ra sao? Cùng Bất Động Sản online tìm hiểu nhé!
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
Theo triết học cổ đại Trung Hoa, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có từ thời nhà Chu ở thế kỷ 12 trước công nguyên, ngũ hành đã được ứng dụng vào Kinh Dịch – một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về triết học trong phong thủy. Cho đến tận bây giờ, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống con người. Vậy Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?
➤ Khái niệm về Ngũ hành
Ngũ hiểu theo tiếng Hán Việt có nghĩa là 5. Ngũ đại diện cho 5 loại vật chất đó chính là: Kim – kim loại, Mộc – cây cối, Thủy – nước, Hỏa – lửa, Thổ – đất. Còn hành là chỉ sự chuyển động của 5 yếu tố trên có liên quan với nhau.
➤ Kim mộc thủy hỏa thổ
5 yếu tố trong ngũ hành không chỉ biểu thị cho 5 loại vật chất của nhân loại mà còn thể hiện 5 trạng thái khác nhau:
-
Kim: là yếu tố đầu tiên là kim loại có thể ở trạng thái mềm hoặc cứng, dài hoặc ngắn. Sự biến đổi linh hoạt này biểu tượng cho sự cải cách, đổi mới.
-
Mộc: là hiện thân của cây cối. Chúng luôn hấp thu dưỡng chất của đất và nước để vươn mình lên cao. Hành Mộc sẽ luôn vươn lên 1 cách khẳng khái.
-
Thủy: yếu tố thứ 3 trong ngũ hành có đặc tính của nước. Người thuộc mệnh Thủy thường rất thông minh, hiền lành và linh hoạt.
-
Hỏa: đại diện cho lửa luôn luôn bùng cháy, bốc lên. Hành hỏa có thể nung chảy kim loại để tôi luyện theo nhiều hình dáng khác nhau. Lửa luôn giữ nhiệt, giữ ấm giúp củng cố tinh thần chúng ta.
-
Thổ: có nghĩa là đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Mẹ thiên nhiên luôn bao dung và có tính nhân từ, đôn hậu.
Quy luật tương sinh, tương khắc trong Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Ngũ hành tương sinh
Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh trong âm dương ngũ hành là:
-
Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
-
Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
-
Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
-
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
-
Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
-
Ngũ hành tương khắc
Tương Khắc được hiểu là sự khắc chế, bài trừ, đối nghịch lẫn nhau, kìm hãm sự phát triển của nhau. Từ đó tạo thành một vòng Tương Khắc như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Ý nghĩa của Ngũ Hành Tương Khắc chúng ta có thể giải thích như sau:
-
Kim khắc Mộc: lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần phải giải thích thêm.
-
Mộc khắc Thổ: rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy mộc khắc thổ.
-
Thổ khắc Thủy: đất, đá có thể ngăn chặn được nước lũ.
-
Thủy khắc Hỏa: lửa gặp nước sẽ bị tắt
-
Hỏa khắc Kim: kim loại gặp lửa sẽ bị nóng chảy
Vòng tương sinh tương khắc của Kim mộc thủy hỏa thổ
Cách tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đơn giản nhất
Để xem mệnh theo tuổi, các chuyên gia phong thủy căn cứ vào Thiên Can – Địa Chi của năm sinh âm lịch. Cụ thể:
Ta có thể sử dụng phép tính như sau: Can + Chi = Mệnh.
Trong đó:
-
Can ứng với 10 can khác nhau. Theo thứ tự gồm : Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Các Can có giá trị như sau:
Giáp, Ất = 1
Bính, Đinh = 2
Mậu, Kỷ = 3
Canh, Tân = 4
Nhâm, Quý = 5
-
Chi biểu thị 12 chi. Tức 12 con giáp. Trong vòng hoàng đạo của tử vi phương Đông. Các con giáp lần lượt là: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Giá trị của các Chi là:
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0
Dần, Mão, Thân, Dậu = 1
Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2
➜ Để tính mệnh cho một tuổi ta chỉ cần lấy Can+Chi ra kết quả bao nhiêu so với bảng giá trị trên là biết mệnh. Ta có bảng tra Giá trị ứng với các Mệnh như sau: Kim = 1, Thủy = 2, Hỏa = 3, Thổ = 4, Mộc = 5. Nếu kết quả > 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh.
Thống kê mệnh theo năm sinh (tham khảo)
1948, 1949, 2008, 2009
Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1950, 1951, 2010, 2011
Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
1952, 1953, 2012, 2013
Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
1954, 1955, 2014, 2015
Sa trung kim (Vàng trong cát)
1956, 1957, 2016, 2017
Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
1958, 1959, 2018, 2019
Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
1960, 1961, 2020, 2021
Bích thượng thổ (Đất trên vách)
1962, 1963, 2022, 2023
Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
1964, 1965, 2024, 2025
Phú đăng hỏa (Lửa đèn dầu)
1966, 1967, 2026, 2027
Thiên hà thủy (Nước trên trời)
1968, 1969, 2028, 2029
Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
1970, 1971, 2030, 2031
Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033
Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035
Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037
Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039
Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041
Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043
Đại hải thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045
Hải trung kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047
Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049
Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931
Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933
Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935
Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937
Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939
Thành đầu thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941
Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943
Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945
Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947
Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà)
Xem mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có cần thiết không?
Mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ rất có ý nghĩa trong đời sống đặc biệt là trong phong thủy xây dựng nhà cửa, chọn hướng nhà. Khi một cá nhân thuộc mệnh gì có thể hiểu được tính cách cũng như dự đoán được vận may hạn chế được một số điều xui rủi. Dưới đây một số ứng dụng của thuyết ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ trong đời sống:
➤ Phong thủy:
Phong thủy là một trong những ứng dụng cơ bản nhất của thuyết ngũ hành. Cách bài trí bố cục phong thủy theo ngũ hành, làm sao cho mảnh đất và ngôi nhà nhiều vượng khí. Như vậy gia chủ sẽ an nhiên một đời, gia đình no ấm thuận hòa, làm ăn đại cát đại lợi…
Nếu như không theo ngũ hành nhẹ thì gia đình không hòa thuận, công việc không thuận lợi. Nếu rơi vào vị trí đất xấu hơn có thể gây ra hiệu quả đáng tiếc.
➤ Xem tuổi lập gia đình:
Trước khi tiến đến hôn nhân, người ta thường đi xem tuổi đôi trai gái xem có hợp mệnh hợp tuổi không? Việc xem tuổi vợ chồng chủ yếu dựa vào tuổi, mệnh. Mệnh chính là dựa vào ngũ hành tương sinh, tương khắc.
➤ Thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền:
Từ xa xưa, người ta đã coi các cơ quan trong cơ thể là một hành, thế mới có câu lục phủ ngũ tạng là vậy. Để cơ thể được khỏe mạnh, cần có sự tác động qua lại giữa các cơ quan, để duy trì sự cân bằng. Nếu tạng nào khắc chế quá mãnh liệt thì phải điều hòa lại ngay.
Người ta phân chia các hành theo cơ quan như sau: Tâm hỏa, Can mộc, Tỳ thổ, Phế kim, Thận thủy. Các quy luật về ngũ hành vẫn được áp dụng trong chính cơ thể của chúng ta. Các thầy thuốc sẽ dựa vào sự cân bằng của ngũ hành trong cơ thể để chữa bệnh.