An ninh chính trị là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với một quốc gia. Tuy nhiên những hiểu biết về an ninh chính trị thường khá hạn chế, đôi khi xảy ra những hiểu nhầm đối với cụm từ này.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: An ninh chính trị là gì?
>>>>> Tham khảo: An ninh là gì?
An ninh chính trị là gì?
An ninh chính trị là một bộ phận của an ninh quốc gia, có nội dung chính là đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự xã hội; nghĩa là đảm bảo bảo hiệu quả và hiệu lực của quyền lực chính trị trong quốc gia đó; trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những nhân tố có thể tác động đến an ninh chính trị:
– Những biến đổi chính trên Thế giới tác động tới an ninh chính trị:
+ Toàn cầu hóa và phân tán quyền lực.
+ Nghèo đói, bất bình đẳng và khủng hoảng kinh tế.
+ Các Nhà nước thất bài và di dân toàn quốc.
+ Tư tưởng dân túy, dân chủ cực đoan và cầm quyền áp đặt.
+ Sự phát triển của khoa học, công nghệ.
+ Biến đổi khí hậu và tài nguyên. Bao gồm biểu hiện chính: Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng, mưa bão khắc nghiệt, nắng nóng và hạn hán, EI Nino và La Nina (chế độ hoàn lưu). Điều này có nguy cơ về cạnh tranh tài nguyên: Nước, lương thực …
– Tác động của những biến đổi nói trên đến an ninh chính trị:
+ Tạo ra các thách thức an ninh mới. Những biểu hiện chính về sự trỗi dậy của các tác nhân phi Nhà nước; nội chiến nhiều hơn ngoại xâm; cạnh tranh tài nguyên khốc liệt; chiến tranh mạng; căng thẳng sắc tộc và tôn giáo … sẽ thách thức an ninh phi truyền thống. Xuất hiện những chuyến dịch mới so với an ninh truyền thống: Chuyển từ đe dọa quân sự sang đe dọa phi quân sự; từ các đe dọa của các quốc gia bên ngoài vào các đe dọa từ bên trong nội bộ; từ không gian vật lý sang không gian ảo.
+ Tạo ra yêu cầu mới về tư duy, tổ chức và cách hoạt động của các cơ quan an ninh.
Ngoài việc giải đáp an ninh chính trị là gì? chúng tôi còn chia sẻ thêm một số thông tin hữu ích có liên quan trong các phần tiếp theo của bài viết, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.
Trách nhiệm của các cơ quan Đảng – Nhà nước trong việc đảm bảo an ninh chính trị
Để đảm bảo an ninh chính trị theo khái niệm kể trên, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 290, về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của Đảng, Đoàn, Cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đảm bảo an ninh chính trị, cụ thể:
– Trong việc đảm bảo an ninh chính trị thì vai trò của Đảng đoàn mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội.
+ Quán triệt sâu sắc, nắm vững và gương mẫu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, mặt trận và đoàn thẻ mình bằng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể.
+ Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận và nhiệm vụ công tác dân vận của Bộ, ngành, Mặt trận và đoàn thể mình.
+ Có biện pháp thực hiện tốt công tác dân vận, ổn định tư tưởng cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng theo đặc thù, phạm vi của cơ quan, tổ chức mình.
– Trong công tác dân vận nói chung và công tác đảm bảo an ninh chính trị nói riêng thì trách nhiệm của từng cơ quan như: Quốc hội (Điều 11); Chính phủ (Điều 12); Các bộ các ngành (Điều 13); Cơ quan Tư pháp (Điều 14); Lực lượng vũ trang (Điều 15); Chính quyền các cấp (Điều 16); Mặt trận Tổ quốc (Điều 17) … cũng được quy định khá cụ thể trong quyết định này.
– Trách nhiệm của các đoàn thể nhân dân: “Phát động và duy trì các phòng trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế – xã hội, góp phần củng cố và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị.
Những biện pháp tăng cường an ninh Tư tưởng nội bộ
– Tham mưu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, ban, ngành tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ nhất là vấn đề liên quan đến công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ; tăng cường các biện pháp kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
– Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thủ địch phản động; trực tiếp tham gia đảm bảo an ninh an toàn việc tổ chức đại hội đảng các cấp, trong đó tập trung bảo vệ đường lối, nhân sự đại hội, bảo vệ bí mật Nhà nước, xử lý các vụ việc phức tạp có liên quan đến công tác chuẩn bị, tổ chức và nhân sự đại hội.
– Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác Bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
– Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; tất cả các trường hợp trước khi tiếp nhận, giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm … phải được thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Những trường hợp có vấn đề về chính trị, phải được thẩm tra, xác minh và có kết luận.
– Thường xuyên rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý, sử dụng phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị; tăng cường quản lý thông tin, tài liệu, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia; đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, đấu tranh với các luận điệu tuyển truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ phận Bảo vệ chính trị nội bộ các cấp đảm bảo đủ năng lực tham mưu giúp cấp xử lý, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ.
Như vậy, An ninh chính trị là gì? đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong phần đầu tiên của bài viết. Cùng với đó, chúng tôi đã trình bày những nội dung xoay quanh vấn đề an ninh chính trị ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp nâng cao an ninh chính trị.
>>>>> Tham khảo: An ninh quốc gia là gì?