Phạm trù lịch sử là gì

1. Phạm trù là gì?

Tag: phạm trù lịch sử là gì

Phạm trù là một khái niệm có ngoại diên được mở rộng tối đa – tức là nội hàm tối thiểu đủ có thể phân biệt với các phạm trù khác, và vì vậy để diễn đạt phạm trù này phải thông qua mối quan hệ với các phạm trù khác dễ hình dung hơn.

Ranh giới giữa khái niệm và phạm trù rất mong manh. Thực chất cả hai là một, chúng chỉ khác nhau ở một điểm rất nhỏ và tương đối trừu tượng, đó là: phạm trù là một loại khái niệm mà có nội hàm tối thiểu, tức là có ngoại diên tối đa. Khi nói tối thiểu tức là cần phải đặt phạm trù trong mối quan hệ với một lớp các khái niệm có chung những yếu tố nội hàm nhất định. Chẳng hạn, khái niệm hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác… có phạm trù chung trong toán là: hình học. Còn khi đặt cái được gọi là phạm trù ở trên trong mối quan hệ với những khái niệm không có chung nội hàm thì nó cũng chỉ là một khái niệm.

Nếu đối tượng của mỗi khoa học cụ thể là một đối tượng cụ thể được mô tả bởi các khái niệm và hệ thống các lý thuyết về sự vận động của đối tượng đó (mối liên hệ các các khái niệm) thì đối tượng của triết học là cả thế giới như một chỉnh thể được mô tả bởi các phạm trù và hệ thống các học thuyết về sự tồn tại và sự vận động tự thân – mối quan hệ giữa các phạm trù. Nếu không vạch ra được các khái niệm cũng như khái quát được những mối quan hệ cơ bản của các khái niệm làm cơ sở lý thuyết thì các khoa học cụ thể sẽ không thể hình thành; tương tự như vậy, nếu không nêu lên được các phạm trù và khái quát được mối quan hệ cơ bản của các phạm trù thì triết học cũng không còn đất tồn tại. Khi những cây xanh của khoa học cụ thể và triết học không được nảy sinh thì sẽ tạo ra một khoảng đất trống mênh mông cho các loài cỏ huyền thoại, thần thoại và triết thuyết tôn giáo nảy sinh. Và ngay cả khi cây xanh mọc um tùm thì cỏ vẫn cứ mọc. Tất nhiên là Tạo Hóa không phân biệt giữa cỏ dại và cây xanh, đó là lý lẽ của con người.

Bất cập của loại ngôn ngữ “hữu hạn” (khái niệm) là khả năng diễn đạt dài dòng. Trong khi chưa diễn đạt xong ý này thì ý khác đã ập tới. Và khi nhiều ý cùng muốn diễn đạt một lúc thì khiến cho ngôn ngữ trở nên bế tắc. Vậy nên trong giao tiếp giữa ta và thế giới, điều quan trọng là cần nắm bắt và thông suốt được tâm ý. Cần có khả năng tư duy trên ngôn ngữ “vô hạn” (phạm trù) thay vì ngôn ngữ “hữu hạn” (khái niệm). Tạo Hóa vốn không phân biệt; sự phân biệt vốn chỉ là lý lẽ của con người. Mọi ranh giới phân biệt đều rất mong manh, tương đối. Ngôn ngữ là vỏ bọc tư duy. Khả năng sử dụng ngôn ngữ tùy thuộc vào năng lực phân biệt trong tư duy của người đó. Vì lẽ đó, cần truyền đạt và nắm được cái mạch ý tưởng thống nhất của người nói (mối liên hệ giữa các phạm trù tư tưởng), chứ đừng quá câu nệ về sự xung đột (mâu thuẫn) trong giới hạn nhất định của việc sử dụng ngôn từ (khái niệm). Ý tại ngôn ngoại cũng bao hàm cái ý nghĩa như vậy. Nếu khái niệm diễn đạt hiện tượng thì phạm trù diễn đạt bản chất. Hiện tượng và bản chất có sự thống nhất chứ không có sự đồng nhất hoàn toàn; cũng như vậy, ngôn ngữ (mối quan hệ giữa các khái niệm) và nội dung truyền tải trong ngôn ngữ (mối quan hệ giữa các phạm trù tư tưởng) cũng có tính thống nhất chứ không có sự đồng nhất hoàn toàn. Đó chính là sự bất cập của tư duy ngôn ngữ cũng như việc lấy các hiện tượng minh họa, dẫn tới những loại ngụy biện trong việc sử dụng ngôn ngữ và những hiện tượng minh họa phiến diện. Để lĩnh hội được những ý tưởng được diễn đạt bằng ngôn từ thì cần coi trọng cái đầu hơn đặt nặng trái tim; nhưng để lĩnh hội được những điều vốn được diễn đạt ở bên ngoài lời thì cần coi trọng trái tim hơn cái đầu.

Để nghiên cứu thế giới vi mô cần hợp nhất những “khái niệm đối lập” mang tính phân biệt của thế giới vĩ mô thành các phạm trù độc lập (không còn tính phân biệt thô thiển) dạng phân biệt tinh tế hơn.

2. Phạm trù triết học vật chất

– Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ của triết học, chứ không phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

– Không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường. Về mặt nhận thức luận, V.I. Lênin chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với phạm trù đối lập với nó, đó là phạm trù ý thức (phương pháp định nghĩa thông qua cái đối lập với nó).

Khi định nghĩa vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, Lênin đã bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, cụ thể, nhiều màu, nhiều vẻ của các sự vật, hiện tượng, mà nêu bật đặc tính nhận thức luận cơ bản nhất, phổ biến nhất có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. Đó chính là thực tại khách quan. Thực tại khách quan là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và không lệ thuộc vào ý thức của con người. Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. Phạm trù vật chất trong định nghĩa này, phải được hiểu bao gồm tất cả những gì tồn tại và không lệ thuộc vào ý thức.

Như vậy, vật chất với tư cách là phạm trù triết học, nó chỉ thực tại khách quan nói chung, nó là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Còn vật chất với tư cách là phạm trù khoa học cụ thể, đó là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, đều có giới hạn, sinh ra, mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy, không thể quy vật chất về vật thể, không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất giống như quan niệm của các nhà duy vật trước Mác.

2.1. Thực tại khách quan là phạm trù đem cho con người cảm giác

Điều đó khẳng định vật chất là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau, vật chất đóng vai trò quyết định nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi vì, thực tại khách quan (vật chất là thực tại khách quan) đưa lại cảm giác cho con người, chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Đến đây, định nghĩa đã giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng

2.2. phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào một phạm trù

Điều này khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực khách quan. Và từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng về định nghĩa vật chất của V.I. Lênin hầu như đã hoàn toàn giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học như thế này trên một lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

– Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được biểu hiện dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể mà giác quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp, do đó về nguyên tắc, không có đối tượng vật chất không thể nhận thức được, mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà thôi.

– Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới ở bên ngoài, khi sự vật tác động vào giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh …) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đồng thời chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu tất cả những cái 11 gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.

3. Kết luận của phạm trù kinh tế

Xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử nhưng vai trò đó trong từng thời kỳ cụ thể không giống nhau. Vai trò ấy được phát huy cao độ một khi đông đảo quần chúng thoát khỏi sự trói buộc của những tư tưởng phản động, phản khoa học, những tập quán lạc hậu và được giác ngộ những tư tưởng khoa học và cách mạng. Vì vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện phát huy tài năng và sự sáng tạo của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam là thực tiễn sinh động chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy giá trị truyền thống, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và quan điểm “lấy dân làm gốc”. Đó là cội nguồn sức mạnh và là mục đích của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài viết trên là tất cả những gi mà timviec365.vn muốn mang đến cho các quý độc giả. Đó là khái niệm phạm trù là gì? Và Vấn đề liên quan đến phạm trù trong triết học. Từ đó độc giả sẽ hiểu hơn về phạm trù trong lĩnh vực triết học cũng như có liên quan đến các ngành nghề sau này. Timviec365.vn cũng là một website hàng đầu chuyên về tuyển dụng việc làm, giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với mình. Chúc độc giả đọc bài vui vẻ!

Tag: phạm trù lịch sử là gì