Sản xuất hàng hóa là gì

Sản xuất hàng hóa là hoạt động tất yếu được thực hiện trong nền kinh tế. Thông qua sản xuất, con người tiếp cận được đa dạng các sản phẩm trong nhu cầu sử dụng. Để có thể thực hiện sản xuất, phải tính toán trong nhu cầu, chức năng và chất lượng với loại hàng hóa đó. Cũng như thông qua các nhu cầu đó mà hoạt động sản xuất cũng được thúc đẩy. Sản xuất gắn liền với kinh doanh và tìm kiếm các lợi nhuận từ hàng hóa. Hoạt động này được thực hiện bởi kinh nghiệm lao động trong xã hội. Các chủ thể tham gia vào sản xuất hàng hóa tìm được các lợi ích kinh tế khác nhau.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Sản xuất hàng hóa là gì?

Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm mới trên các nguyên liệu cũng như công cụ cung cấp. Các quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, đa dạng để tiếp cận với các nhu cầu tốt hơn. Nhờ vậy mà người tham gia tìm được các lợi ích thông qua hoạt động kinh doanh. Sản xuất hàng hóa được tiếp cận hiệu quả hơn trong mục đích để bán. Tức là phải khai thác các giá trị trên hàng hóa khi tham gia vào thị trường.

Trong hoạt động sản xuất tự cung tự cấp thì sản phẩm không được xem là hàng hóa. Hàng hóa phải tham gia vào lưu thông, được trao đổi, giao dịch và nhằm mục đích sinh lợi. Các sản xuất hàng hóa được thực hiện từ thông thường, đơn giản đến đa dạng như hiện nay. Thông qua đó mà nền kinh tế có sự phát triển và chuyển biến tích cực.

Nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất tiếp cận nhu cầu kinh doanh. Trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, được gọi là người tiêu dùng. Được thực hiện thông qua việc trao đổi, mua bán, xác lập các giao dịch.

Kinh tế hàng hóa:

Sản xuất hàng hóa được tổ chức thực hiện trong nền kinh tế hàng hóa. Đây là giai đoạn sau của tổ chức đời sống của con người.

– Một mặt, người sản xuất chỉ tìm kiếm đủ sản phẩm để đáp ứng cho chính nhu cầu tiêu dùng của họ. Các sản phẩm sản xuất không được định giá, mua bán và tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Đây là loại hình kinh tế tự nhiên, xuất hiện trước và vẫn duy trì đến hiện tại.

– Mặt khác, con người có nhu cầu tìm kiếm nhiều lợi ích, lợi nhuận vật chất hơn. Họ tổ chức nền Kinh tế hàng hóa tham gia vào thị trường. Đây là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Lúc này đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, của người lao động. Cũng như các lợi ích được thúc đẩy tìm kiếm là lợi nhuận của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Các kiểu sản xuất hàng hóa trong lịch sử:

– Sản xuất hàng hóa giản đơn, diễn ra với quy mô nhỏ lẻ. Con người dư thừa sản phẩm nên muốn trao đổi để tìm kiếm các sản phẩm trong nhu cầu khác. Các lợi ích tìm kiếm không được thể hiện rõ dưới hình thái lợi nhuận.

– Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Hoạt động sản xuất đến kinh doanh tìm kiếm các giá trị thặng dư. Người lao động bán hàng hóa sức lao động của mình, tham gia vào hoạt động sản xuất. Các giá trị thặng dư được nhà tư bản nhận được từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức lợi nhuận.

– Sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Gắn với hoạt động mở cửa thị trường và tiếp cận với khoa học, công nghệ. Đây là giai đoạn sản xuất hàng hóa tiến bộ, mang đến nhiều lợi ích, ý nghĩa lao động cho con người.

2. Sản xuất hàng hóa tiếng Anh là gì?

Sản xuất hàng hóa tiếng Anh là Commodity production.

3. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?

Sản xuất hàng hóa ra đời tồn tại dựa trên hai điều kiện. Gắn với thực tế khai thác các nhu cầu và tìm kiếm lợi ích trên thị trường. Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa. Cũng chính là tính tất yếu gắn với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa đến hiện tại.

3.1. Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội:

Phân công lao động xã hội là sự phân công trong tính chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn. Từ đó các lao động nắm giữ chức năng, thực hiện các nhóm công việc cụ thể. Mang đến sự chuyên môn hóa sản xuất, mang đến các ngành và lĩnh vực sản xuất riêng biệt. Phân chia lao động xã hội vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Từ đó định hướng đào tạo lao động có trình độ, tay nghề, đáp ứng điều kiện công việc.

Các điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa:

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Hàng hóa được sản xuất với quy mô lớn, số lượng nhiều. Việc trao đổi, tiêu thụ phải được đảm bảo.

Bởi vì, khi có phân công lao động xã hội, mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định. Thực hiện thế mạnh trong sản xuất, nâng cao năng suất với các chi phí vốn ổn định nhất. Trong khi nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, trao đổi với nhau.

Điều đó giúp lao động được đào tạo trong chuyên môn công việc. Nhưng vẫn đảm bảo tìm kiếm các lợi nhuận trong trao đổi, mua bán. Cũng như được đáp ứng các nhu cầu khác nhau thông qua sản phẩm trên thị trường.

Mặt khác, nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên. Các định hướng trong cải tiến sản xuất hay nâng cao năng suất lao động được nghiên cứu phát triển. Sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến. Các sản phẩm tương tự mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho nhu cầu của con người. Trong các tiêu chí về giá cả, chất lượng, thương hiệu,…

Như vậy,

Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phải có lao động với chuyên môn, đảm nhận các khâu công việc nhất định. Vừa tạo ra việc làm cho người dân, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng, đa dạng hơn. Trong định hướng tiếp cận các nhu cầu thực tế của người tiêu dùng trong khả năng của đơn vị sản xuất.

Tuy nhiên, nếu chỉ có phân công lao động xã hội thôi thì chưa đủ. Khi hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu, tìm kiếm lợi ích kinh tế tách biệt cho các chủ thể cũng được quan tâm. Để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại còn phải có một điều kiện thứ hai sau đây:

3.2. Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất:

Những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Họ tìm kiếm và khai thác tốt nhất các lợi ích cho minhd. Do đó phải cố gắng tìm kiếm được lợi nhuận cao từ hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường. Từ đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối một cách chủ động. Do vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa.

Xem thêm: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện

Người sản xuất với các định hướng tiếp cận và phát triển hoạt động sản xuất khác nhau. Tìm kiếm lợi nhuận để khẳng định mình, nâng cao chất lượng đời sống vật chất của họ.

Phản ánh tính tất yếu theo chiều dài lịch sử sản xuất hàng hóa:

Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Tư hữu thể hiện với đặc điểm riêng biệt đối với việc sở hữu các tư liệu sản xuất. Vì trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân. Việc sử dụng hay sử dụng, tìm kiếm lợi ích từ tư liệu sản xuất thuộc chính chủ sở hữu đó. Mang đến kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ, nó trở thành hàng hóa. Việc trao đổi, mua bán diễn ra riêng lẻ, chưa có sự liên kết, tổ chức sản xuất có quy mô.

Còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

3.3. Từ hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa ta thấy:

Hai điều kiện này đồng thời mang đến tính tất yếu cho sự ra đời và phát triển sản xuất hàng hóa. Hai điều kiện này tác động qua lại và mang đến hiệu quả sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận trong nền kinh tế. Được xét với các sản phẩm sản xuất cân đối, phù hợp với các nhu cầu thực tế của xã hội.

Phân công lao động xã hội, lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất lao động xã hội. Thực hiện gắn với các đảm bảo cho nguồn lực tập chung, tham gia các công việc cụ thể. Khi đó, sản phẩm của họ là để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của họ lại mang tính chất là lao động tư nhân. Nếu không tính toán và tiếp cận hiệu quả với nhu cầu thị trường, sản xuất hàng hóa không thể tiêu thụ. Vì việc sản xuất cái gì, như thế nào lại là công việc riêng, mang tính chất độc lập của mỗi người. Lao động tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với lao động xã hội.

Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng sản xuất thừa. Các sản phẩm không được xã hội sử dụng. Do không đáp ứng được giá trị, công dụng hay hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Khủng hoảng thừa khiến hàng hóa không được tiêu thụ với hiệu quả tìm kiếm lợi nhuận.

Xem thêm: Phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin?