Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những tên gọi như áp suất, áp suất khí quyển, áp suất hơi, áp suất khí,… Tuy nhiên, bạn đã biết chính xác thì áp suất có tên gọi là gì? Đơn vị đp áp suất là gì? Cũng như công thức tính áp suất như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Maydochuyendung.com giải đáp ngay trong những chia sẻ dưới đây.
Xem thêm
- Máy đo áp suất là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy đo áp suất
Định nghĩa áp suất, áp lực
Áp suất là gì?
Áp suất ( tên tiếng Anh: Pressure), ký hiệu bằng p hoặc P. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau áp suất chính là lực tác động kết hợp với diện tích và góc vuông tạo thành.
Áp suất là đại lượng để đo áp lực tác động lên bề mặt diện tích
Tức là áp suất xảy ra khi khi một nguồn lực nhất định tác động trên một diện tích theo góc vuông. Khi diện tích mà lực tác động lên càng nhỏ thì áp suất càng cao. Trong hệ SI, đơn vị của áp suất sẽ được đo bằng Newton trên 1m vuông ( ký hiệu N/m2), và được gọi bằng Pascal (Pa). Khi đó, áp suất của một 1Pa sẽ rất nhỏ khi có tỷ lệ bắt đầu 1kP=1000Pa, 1N/m2=1Pa.
Hiện nay, một số những khu vực khác nhau sẽ có một số đơn vị đo áp suất khác nhau. Ví dụ như tại khu vực châu Mỹ, đơn vị đo áp suất được ký hiệu là PSI, tại châu Á có đơn vị là Pa, tại châu Âu đơn vị đo áp suất sẽ là Bar. Bạn có thể tham khảo chi tiết các đơn vị đo áp suất sẽ được đề cập trong phần dưới đây.
Công thức tính áp suất
Ngày nay, công thức tính áp suất sẽ được áp dụng như sau:
P=F/S
Ý nghĩ các thông số:
- P: áp suất
- F: áp lực tác động lên diện tích mặt bị áp, đơn vị của áp lực là N.
- S là diện tích mặt bị ép, đơn bị m2
- Pa: đơn vị đo áp suất, Pascal.
Áp lực là gì?
Trong công thức tính áp suất, bạn có thể thấy một đơn vị mới là áp lực ( ký hiệu: N). Đây là lực tác động lên một diện tích bề mặt của vật thể hoặc là lực áp vuông góc với mặt chịu lực. Ngoài ra, bạn có thể hiểu áp lực được hiểu là đại lượng vec-tơ chỉ cường độ, độ lớn. Đơn vị của áp lực là Newton, ký hiệu N.
Các đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay
Đơn vị Pa
Pascal (ký hiệu Pa) được biết đến là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường quốc tế (SI). Đơn vị Pa được đặt theo tên của nhà toán học và vật lý nổi tiếng Blaise Pascal – người Pháp.
Đây cũng là đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt tại châu Á. Đơn vị đo Pa được ứng dụng đo phổ biến trong xây dựng, trong sản xuất công nghiệp: thép, điện, nước thải, máy én khí, máy chân không,…
Đơn vị đo áp suất Kpa
Kilopascal ( ký hiệu là Kpa) là đơn vị đo áp suất được tính dựa trên sự quy đổi từ Pa. Theo đó, ta có cách quy đổi như sau: 1KPa = 1000 Pa.
Kpa cũng được coi là một đơn vị được sử dụng phổ biến tương tự như Pa. Sử dụng đơn vị đo áp suất Kpa nhằm hạn chế tình trạng ghi chép các số liệu mất nhiều thời gian và phức tạp khi áp suất Pa có nhiều chữ số 0.
Hiện nay, Kpa được đưa vào làm đơn vị hiển thị của nhiều loại đồng hồ đo áp suất của các loại máy móc. Kpa được dùng nhiều để đo áp suất chất khí, chất lỏng như máy bơm, máy hút chân không.
Các đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay
Đơn vị đo áp suất Bar
Bar được cũng là một đơn vị đo áp suất nhưng không được liệt kê vào danh sách đơn vị đo lường quốc tế (SI). Bar được sử dụng phổ biến tại châu Âu như Đức, Pháp. Anh. Ngoài ra, từ Bar còn được biến đổi thành các đơn vị nhỏ hơn hoặc lớn hơn là mbar, Kbar. Đây đều là những đơn vị đo áp suất phổ biến để dùng xác định áp suất chân không, khí nén,…
Cách đổi từ Bar sang Pa như sau: 1 Bar = 100.000 Pa.
Đơn vị đo Mpa
Mpa hay còn gọi là Mage Pascal là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ thống đo lường quốc tế (SI). Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất như dùng trong các loại đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất thủy lực, áp suất lò hơi.
Các quy đổi: 1 Mpa = 1 000 Kpa = 1 000 000 Pa.
Như đã nói ở trên, đa số các quốc gia châu Á ưu tiên sử dụng các đơn vị đo áp suất là MPa, KPa, Pa. Trong khi đó, tại châu Mỹ thường sử dụng đơn vị đo là Psi, Kpsi. Đối với châu Âu, các nhà máy sản xuất thiết bị đo hoặc máy móc công nghiệp thường sử dụng đơn vị đo áp suất là Bar, Kg/cm2.
Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất
Thường thì các quốc gia châu Á thường sử dụng đơn vị Pa, MPa, KPa thay vì dùng các đơn vị Psi, Kpsi của Mỹ hay đơn vị Bar, kg/cm2 của châu Âu. Vậy thì làm thế nào để có thể quy đổng giữa các đơn vị đo áp suất này? Bạn có thể tham khảo ngay Bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất dưới đây.
Để quy đổi giữa các đơn vị đo, bạn cần biết: cột dọc chính là đơn vị cần quy đổi. Trong đó, hàng ngàn chính là giá trị quy đổi. Ví dụ:
- 1 Pa = 0.001 Kpa
- 1 Pa = 0.000001 Mpa
- 1 Pa = 0.00001 Bar
- 1 Bar = 1 000 Pa
Các loại áp suất – Công thức tính từng loại áp suất
Áp suất chất khí và áp suất chất lỏng
Sở dĩ liệt kê áp suất chất khí và chất lỏng vào chung bởi tính chất của hai loại áp suất này tương tự nhau. Áp suất chất lỏng chính là một lực đẩy của chất lỏng di chuyển bên trong đường ống. Khi lực đẩy của dòng nước càng mạnh thì áp suất cảng mạnh và ngược lại. Các loại chất lỏng ở đây có thể là nước, dầu.
Áp suất chất lỏng, khí để tính áp lực và thời gian nước, khí du chuyển
Đối với chất khí cũng tương tự như vậy, khi luồng khí được di chuyển bên trong đường ống có áp lực di chuyển càng nhanh và mạnh thì áp suất càng cao. Ngược lại, dòng khí di chuyển chậm chứng tỏ áp suất yếu.
Công thức tính áp suất chất lỏng, chất khí:
P = d * h
Trong đó:
- P: áp suất tại đáy cộ chấy lỏng hoặc chất khí ( đơn vị Pa)
- d: trọng lượng riêng chất loại chất lỏng hoặc chất khí ( đơn vị N/m2)
- h: Chiều cao của cột chất lỏng, chất khí (m)
Xem thêm
- Máy đo áp suất nước và một số sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay
Áp suất chất rắn
Áp suất chất rắn xuất hiện khi chất rắn có áp lực tác dụng nên một bề mặt diện tích nhất định. Tuy nhiên, áp lực của chất rắn chỉ tác dụng nên vật ở bề mặt tiếp xúc. Áp suất chất rắn thường được sử dụng phổ biến y tế, ẩm thực, trong xây dựng tại công đoạn như làm móng, đóng cọc vào nền.
Công thức tính:
P = F/S
Giải thích các thông số
- P là áp suất của chất rắn, có các đơn vị đo là (N/m2 / Pa / Bar / mmHg / Psi)
- F chính là lực tác động vuông góc lên bề mặt diện tích.
- S là diện tích của bề mặt đó.
Áp suất riêng phần
Đây là loại áp suất của một chất khí được hình thành trong thành phần hỗ hợp khí. Áp suất riêng phần lần đầu xuất hiện trong định luật Dalton – “Tổng áp suất của hỗn hợp kí không phản ứng bằng tổng các áp suất từng phần của các khí riêng lẻ nếu xét hỗ hợp khí gồm nhiều chất khí không phản ứng với nhau”.
Công thức tính như sau:
pi = xi * p
Giải thích các thông số
- Pi: áp suất riêng phần của chất khí
- Xi: phần mol xi của cấu tử i trong hỗ hợp khí cần tính.
- p: áp suất toàn phần.
Áp suất dư
Áp suất dư còn được biết đến với tên gọi là áp suất tương đối, đây chính là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí được xác định khi lấy mốc là áp suất khí quyển ở các khu vực lân cận xung quanh.
Công thức tính như sau:
Pd = P – Pa
Trong đó:
- P: là áp suất tuyệt đối,
- pa: là áp suất khí quyển.
Áp suất tuyệt đối
Áp suất tuyệt đối chính là tổng áp suất được xuất hiện bởi khí quyển, cột chất lỏng tác dụng lên một điểm trong lòng chất lỏng. Đây còn được biết đến là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Áp suất tuyệt đối bằng áp suất tương đối + áp suất khí quyển.
Áp suất chất lỏng, khí để tính áp lực và thời gian nước, khí du chuyển
Công thức tính như sau
p = pa + pd
Trong đó:
- pd: là áp suất tuyệt đối
- pa: là áp suất dư ( áp suất tương đối)
- p : là áp suất khí quyển
Ý nghĩa cơ bản của áp suất
Hiện nay, áp suất có ý nghĩa vo cùng quan trọng trong đời sống, sản xuất công nghiệp, y tế… Với từng lĩnh vực khác nhau, áp suất lại mang đến những ý nghĩa góp phần đảm bảo việc sản xuất hoặc vận hành diễn ra được trôi chảy, bình thường.
- Đối với công nghiệp sản xuất, áp suất là đơn vị không thể thiếu trong sản xuất cơ điện, trong hóa lọc dầu, chế biến thực phẩm, xử lý nước thải,…
- Đối với y tế, áp suất cung cấp chân không phục vụ trong các lĩnh vực như phẫu thuật, khám bệnh, cung cấp khí oxy cho người bệnh,…
- Các loại áp suất và thiết bị đo áp suất chắc chắn sẽ luôn là thiết bị cần thiết trong từng ngành sản xuất để cung cấp đủ áp suất cũng như theo dõi đọ áp suất để có thể những điều chỉnh phù hợp với nhà máy sản xuất.
Các thiết bị đo áp suất được ưa chuộng hiện nay
Để đo được áp suất, bạn sẽ cần sử dụng những thiết bị đo phổ biến nhằm đảm bảo xác định chính xác áp suất của từng thiết bị. Dưới đây là một số những thiết bị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đồng hồ đo áp suất cơ học
Đồng hồ đo áp suất cơ hộc là thiết bị phổ biến để đo áp suất chất lỏng, khí, hơi,… Đồng hồ đo áp suất thường được lắp đặt trực tiếp vợi hệ thống máy móc hoặc hệ thống đường truyền của khí, chất lỏng. Các loại đồng hồ đo áp suất phổ biến:
- Đồng hồ đo áp suất
- Đồng hồ áp suất mặt bích
- đồng hồ đo áp suất mặt bích
- Đồng hồ áp suất đo trênh áp
- Đồng hồ đo trênh áp có dầu
Một số loại đồng hồ đo áp suất cơ học phổ biến hiện nay
Cảm biến đo áp suất
Cảm biến đo áp suất là thiết bị điện tử có nhiệm vụ thu tín hiệu áp suất để chuyển sang tin hiệu điện. Cảm biến áp suất được dùng phổ biến trong các lĩnh vực liên quan về áp suất.
Cảm biến được sử dụng ở những vị trí khó đo, khó nhìn bằng mắt thường. Máy cũng được dùng phổ biến tại các nhà máy sản xuất để thông báo tín hiệu, thực hiện điều khiển áp suất hợp lý.
Cảm biến áp suất kết hợp đồng hồ điện tử
Đây là loại cảm biến áp suất được kết hợp với đồng hồ điện tử để hiển thị kết quả đo áp suất dạng số. Nhờ vậy, người đọc có thể đọc kết quả nhanh chóng và chính xác hỗ trợ việc ghi chép, phân tích số liệu đo được.
Máy đo áp suất
Hiện nay, các loại máy đo áp suất sử dụng cảm biến áp suất để làm đầu đo cho máy nhằm ghi lại các tín hiệu áp suất để chuyển thành tín hiệu điện. Sau đó chuyển về bộ xử lý tại thân máy để cung cấp kết quả áp suất cho người đọc.
Máy đo áp suất được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, cung cấp các kết quả nhanh chóng, đảm bảo đo áp suất chính xác. Đặc biệt, các loại máy đo áp suất được kết hợp với tính năng hoạt động đa dạng như dễ dàng lựa chọn các chế độ đo cho từng vật liệu, chuyển đổi đơn vị đo.
Máy đo áp suất được sử dụng phổ biến để đo áp suất chính xác
Do vậy, người dùng có thể dễ dàng đo được áp suất theo từng đơn vị như Pa, Kpa, Psi, Pi, Bar,… Đồng thời, sử dụng máy đo còn có thể kết nối với máy tính và máy in để xuất thông tin, kết quả đo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian ghi chép. Các loại máy đo áp suất phổ biến hiện nay như: Kimo MP50, Testo 510, Kimo MP51,…
Tổng hợp những tôn tin chia sẻ về áp suất là gì? Những giải đáp về đơn vị đo áp suất, công thức áp suất chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về áp suất cũng như cách tính áp suất trong từng trường hợp. Maydochuyendung.com sẽ luôn là địa chỉ uy tín để bạn có thể tìm hiểu những kiến thức về áp suất, lựa chọn máy đo áp suất chất lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin nào hãy liên hệ ngay đến HOTLINE: 0904 810 817 để được giải đáp chính xác nhất.