Trong cuộc sống ngày nay khi đi đường hoặc giao dịch, thực hiện các hoạt động dân sự hoặc hành chính thì mọi người cần có giấy tờ tùy thân theo người và xuất trình giấy tờ tùy thân khi cần thiết. Vậy giấy tờ tùy thân là gì? Gồm những loại giấy tờ nào? là những câu hỏi được đông đảo độc giả quan tâm.
Giấy tờ tùy thân là gì?
Giấy tờ tùy thân là khái niệm rất quen thuộc và phổ biến trong đời sống xã hội, được hiểu là các giấy tờ mà công dân thường mang theo người. Hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy tờ nào. Một số văn bản có quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê. Tuy nhiên thường mọi người ngầm hiểu với nhau giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người.
Giấy tờ tùy thân tiếng Anh là gì?
Hiện nay cụm từ giấy tờ tùy thân được dịch sang tiếng Anh là Dentification hoặc Identity Papers.
Gồm những loại giấy tờ nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu giấy tờ tùy thân là gì thì độc giả cũng rất băn khoăn không biết giấy tờ tùy thân gồm những loại giấy tờ nào. Như đã trình bày ở phần trên hiện nay trong các văn bản pháp luật nước ta không có định nghĩa cụ thể về giấy tờ tùy thân hay liệt kê các loại giấy tờ tùy thân.
Dựa trên quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân của pháp luật hiện nay mà được các cơ quan hành chính, người dân ngầm hiểu đó là giấy tờ tùy thân.
– Thứ nhất: Chứng minh thư nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân do Chính phủ ban hành quy định “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có gía trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thứ hai: Căn cước công dân (viết tắt: CCCD)
Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
“ Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”
Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; Dòng chữ “Căn cước công dân”; Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn.
Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm: Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Hiện nay Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thứ ba: Hộ chiếu
Hộ chiếu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế.
Theo quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP cũng quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân.
– Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 35), Bộ luật Lao động (điều 20), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130) nhưng khi vận dụng các luật này thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu khác nhau.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên thì đến thời điểm hiện nay, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.
Một số giấy tờ có giá trị thay thế giấy tờ tùy thân
Hiện nay mỗi lĩnh vực áp dụng những loại giấy tờ tùy thân khác nhau. Do đó trong nhiều trường hợp, một số loại giấy tờ có thể thay thế chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu như một loại giấy tờ tùy thân phù hợp.
Theo Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân như Hộ chiếu; Chứng minh nhân dân; Thẻ Căn cước công dân; Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng. Một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…
Trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong các loại giấy tờ sau để thay thế Chứng minh nhân dân như: Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang; Thẻ Đảng viên; Thẻ Nhà báo…
Như vậy, tùy theo từng trường hợp và từng lĩnh vực mà giấy tờ tùy thân có thể là các loại giấy tờ khác, nhưng 03 loại giấy tờ tùy thân chung nhất vẫn là: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: giấy tờ tùy thân là gì? Gồm những loại giấy tờ nào? Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.