độ chia nhỏ nhất là gì

– Chọn bài -Bài 1: Đo độ dàiBài 2: Đo độ dài (tiếp theo)Bài 3: Đo thể tích chất lỏngBài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nướcBài 5: Khối lượng – Đo khối lượngBài 6: Lực – Hai lực cân bằngBài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lựcBài 8: Trọng lực – Đơn vị lựcBài 9: Lực đàn hồiBài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượngBài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêngBài 13: Máy cơ đơn giảnBài 14: Mặt phẳng nghiêngBài 15: Đòn bẩyBài 16: Ròng rọcBài 17: Tổng kết chương I: Cơ học

Mục lục

A. Lý thuyết

1. Đo độ dài là gì?

Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

Bạn đang xem: Độ chia nhỏ nhất là gì

2. Đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).

Ngoài ra còn dùng:

– Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

– Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

– Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

– Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

3. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Mọi thước đo độ dài đều có:

– Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc.

II. Phương pháp giải

Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

– Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

– Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của thước.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

+ ĐCNN = (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)

Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN =

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Chọn phương án sai

Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là

A. mét (m)B. kilômét (km)

C. mét khối (m3)D. đềximét (dm)

Mét khối (m3) là đơn vị đo thể tích ⇒ Đáp án C sai

Bài 2: Giới hạn đo của thước là

A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.

Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước ⇒ Đáp án A

Bài 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dâyB. Thước mét

C. Thước kẹpD. Compa

Dụng cụ compa dùng để vẽ đường tròn không được sử dụng để đo chiều dài.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là

A. mét (m)B. xemtimét (cm)

C.

Xem thêm: Vắc Xin Dpt Là Gì – Văc Xin Phòng Bệnh Bạch Hầu

milimét (mm)D. đềximét (dm)

Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là mét (m) ⇒ Đáp án A.

Bài 5: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

A. số nhỏ nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D. độ lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.

A. 1 mmB. 0,2 cm

C. 0,2 mmD. 0,1 cm

Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia là ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm ⇒ Đáp án B

Bài 7: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm

B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm

C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm

D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm

Giới hạn đo của thước là 30 cm.

Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 10 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:

⇒ Đáp án B

Bài 8: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.

B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.

D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Thước có giới hạn đo là 10 cm.

Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:

Bài 9: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:

A. KilômétB. Năm ánh sáng