Đời Sống

Tín dụng thương mại là gì

Trong một nền kinh tế phát triển như hiện nay tín dụng được xem như một thành phần không thể thiếu. Đây được xem như một công cụ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tiền nhưng khả năng kinh tế có hạn. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và đồng thời nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Hiện nay có nhiều loại tín dụng nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn thắc mắc với hình thức tín dụng thương mại. Vậy tín dụng thương mại là gì và so sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

Tín dụng thương mại là gì? So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Luật sư tư vấn pháp luật về tín dụng thương mại trực tuyến: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017;
  • Luật Tổ chức các tín dụng 2010;

1. Tín dụng thương mại là gì?

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất – kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa.

Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng – người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.

Tín dụng thương mại là loại tín dụng dưới hình thức các nhà kinh doanh ứng vốn cho nhau hoặc vay lẫn nhau, bằng cách bán chịu hàng hoá hay thông qua lưu thông kỳ phiếu, nhờ đó làm thông suốt và thúc đẩy lưu thông tư bản.

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Cụ thể là trong hình thức mua bán chịu hàng hóa thì người bán chịu chính là người cho vay và chuyển nhượng tạm thời những quyền sử dụng lượng giá hàng hóa đến cho những người mua chịu hay người đi vay. Những người mua chịu sẽ được phép sử dụng toàn bộ vốn đó và sau một thời gian mới hoàn trả lại cho người bán chịu hoặc người cho vay.

Hình thức tín dụng thương mại ra đời và phát triển xuất phát từ chính những yêu cầu về khách quan của nền kinh tế hàng hóa và từ chính nhu cầu cần nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đối với việc bán chịu hàng hóa, những người bán cần bán và những người mua lại cần nhưng chưa có hay chưa đủ tiền thì họ sẽ áp dụng hình thức tín dụng thương mại. Lợi ích của việc áp dụng hình thức này chính là người bán có thể nhanh chóng đẩy và tiêu thụ số lượng hàng hóa và thu được lợi tức tiề vay cũng như chuyến nhượng thương phiếu để có thể thu được vốn trước hạn. Còn những người mua thì sẽ có được hàng hóa, đảm bảo được cho quá trình sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp của mình để các hoạt động được diễn ra và duy trì liên tục.

Xem thêm: Tín dụng là gì? Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại tín dụng?

Tín dụng thương mại tiếng Anh là: Trade Credit

2. Bản chất của tín dụng thương mại:

Trong hình thức bán chịu hàng hóa, người bán chịu là người cho vay chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa cho người mua chịu – người đi vay. Người mua chịu được phép sử dụng số vốn đó, sau một thời gian mới hoàn trả cho người bán chịu.

Tín dụng thương mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cần vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

– Đối với bán chịu hàng hóa, người bán có hàng cần bán, người mua chưa có tiền hoặc chưa đủ tiền, cho nên họ cần tín dụng thương mại.

Người bán chịu có lợi là đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, thu được lợi tức tiền vay, chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước hạn. Người mua chịu có được hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục.

3. Các loại tín dụng thương mại:

Tín dụng thương mại có thể được phân chia thành 2 loại:

Tín dụng thương mại tự do: Là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu.

Tín dụng thương mại có chi phí: Là tín dụng ngoài tín dụng thương mại tự do với chi phí bằng đúng % chiết khấu cho phép.

Xem thêm: Quan hệ tín dụng là gì? Phân loại và bản chất của quan hệ tín dụng?

Thông thường các nhà quản trị tài chính thường sử dụng lại tín dụng thương mại tự do, họ sẽ chỉ sử dụng tín dụng thương mại có chi phí khi phân tích chi phí vốn và chắc chắn rằng nó nhỏ hơn chi phí vốn có từ các nguồn khác.

4. Đặc điểm tín dụng thương mại:

Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.

Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.

5. So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng:

Thứ nhất, điểm giống nhau

– Đều là quan hệ tín dụng, là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức, theo hình thức một bên ( người cấp) cấp tín dụng cho bên kia (người hưởng)

– Đều nhằm phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, qua đó thu lợi nhuận

– Đều có công cụ lưu thông , các công cụ này được trao đổi, mua bán trên thị trường tài chính.

Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì? Quy định về cách tính hạn mức tín dụng?

Thứ hai, điểm khác nhau

Một, bản chất

– Tín dụng thương mại

+ Là hình thức tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa ( việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức tín dụng thương mại vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình)

– Tín dụng ngân hàng

+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán.

Hai, chủ thể

  • Đối với tín dụng ngân hàng: Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
  • Đối với tín dụng thương mại: Giữa các doanh nghiệp với nhau

Ba, mục đích

Xem thêm: Huy động vốn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng của công ty cổ phần

– Tín dụng thương mại

+ Phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thúc đẩy lưu thông tiêu thụ hàng hóa vì mục đích mục tiêu lợi nhuận, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

– Tín dụng ngân hàng

+ Hướng tới lợi nhuận từ tiền lãi cho vay vốn. Vừa là chủ thể đi vay vừa là chủ thể cho vay. Ngân hàng luôn có nhiều mục đích ảnh hưởng đến các chủ thể khác, tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục.

Bốn, chủ thể tham gia

– Tín dụng thương mại

+ Các doanh nghiệp có quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ ( thông thường không có khâu trung gian đứng giữa người sử dụng vốn và người có vốn)

– Tín dụng ngân hàng

Xem thêm: Tín dụng ngân hàng là gì? Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

+ Ngân hàng ( trung gian giữa người có vốn và người cần vốn) và các chủ thể khác trong xã hội ( các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, các cá nhân,..)

Năm, đối tượng

– Tín dụng thương mại

+ Hàng hóa bị mua bán chịu

– Tín dụng ngân hàng

+ Chủ yếu là tiền, có thể là cả hàng hóa

Sáu, tính chất tín dụng

– Tín dụng thương mại

Xem thêm: Rủi ro tín dụng là gì? Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng với ngân hàng?

+ Trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau

– Tín dụng ngân hàng

+ Gián tiếp qua ngân hàng

Bảy, thời hạn

– Tín dụng thương mại

+ Ngắn hạn

– Tín dụng ngân hàng

+ Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Xem thêm: Cho người làm tín dụng ngân hàng mượn tiền để đáo hạn ngân hàng

Tám, quy mô

– Tín dụng thương mại

+ Quy mô bị hạn chế ( tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và rút ngắn chu kỳ, giảm chi phí nên góp phần làm phát triển sản xuất kinh doanh)

– Tín dụng ngân hàng

+ Quy mô lớn, thường độc lập với chu kỳ sản xuất kinh doanh

Chín, chi phí sử dụng vốn

– Tín dụng thương mại

+ Thường không mất chi phí sử dụng vốn ( do hoạt động cấp tín dụng không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, một số trường hợp bên nợ còn được hưởng lãi chiết khấu trả sớm)

Xem thêm: Tín dụng cá nhân là gì? Đặc điểm, và các vấn đề liên quan?

– Tín dụng ngân hàng

+ Chi phí sử dụng vốn là lãi vay ( lãi suất vay vốn của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ)

Mười, hình thức thể hiện

– Tín dụng thương mại

+ Hợp đồng trả chậm; thương phiếu gồm hối phiếu ( giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành) và lệnh phiếu ( giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành)

– Tín dụng ngân hàng

+ Đa dạng và phong phú hơn bao gồm: hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng , thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn,…

Ưu điểm

Xem thêm: Thẩm định tín dụng ngắn hạn là gì? Nội dung cần lưu ý?

– Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại

Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp mà không thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào

Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.

– Tín dụng ngân hàng

+ Không bị hạn chế chủ thể tham gia, số lượng tín dụng, thời gian cho vay, phương thức, phương hướng,…

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng là những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

+ Ngân hàng đòi hỏi có hình thức bảo đảm nên hạn chế được rủi ro. Các giao ước cho vay của ngân hàng giúp cho các ngân hàng đảm bảo an toàn cho mình và góp phần tích cực đảm bảo cho người cho vay

Xem thêm: Số dư bình quân thu được của các khoản tiền gửi tại ngân hàng là gì?

Nhược điểm

– Tín dụng thương mại

Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có

Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm

Về điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: Thời gian doanh nghiệp muốn bán chịu không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần mua chịu thì tín dụng thương mại cũng không xảy ra

Về phạm vi: bị hạn chế chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau, và phải quen biết và tin tưởng nhau

Về sự phù hợp: Được cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậy doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định – những doanh nghiệp có nhu cầu đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh.

– Tín dụng ngân hàng

Xem thêm: Phân tích định tính trong tín dụng ngân hàng là gì? Nội dung và vai trò

+ Về thủ tục: Thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian, đòi hỏi tài sản cầm cố

+ Về tính chất: Áp đặt giao ước lên khách hàng