Vấn đề nghị luận là gì

Việc Làm Giáo Dục

1. Giới thiệu chung về văn nghị luận

1.1. Khái niệm văn nghị luận

Văn nghị luận thường mang những giá trị và sắc màu khác cho nhau cho từng loại vấn đề chủ đề khác nhau, tác phẩm nào được viết ra đều cần phải được đảm bảo cả 3 yếu tố là lập, phản biện và phân tích. Đó chính là những yếu tố cơ bản và cần thiết cho một bài văn nghị luận.

Văn nghị luận được xem như là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Và đương nhiên một điều rằng bài văn nghị luận của chúng ta để tăng sức thuyết phục thì những dẫn chứng, lý lẽ đưa vào cần có tính chân thực sắc nét. Những tư tưởng, những quan điểm đưa ra trong bài cần phải phù hợp, cần có hướng giải quyết được các vấn đề trong xã hội thì mới có tính thuyết phục.

1.2. Mục đích và đặc điểm của văn nghị luận là gì?

Mục đích: Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết.

Đặc điểm: bài viết bao gồm các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng.

Luận điểm là những ý kiến được nêu ra thể hiện tư tưởng, quan điểm nhận xét rút ra được từ tác phẩm, từ vấn đề mà người viết nhận thấy. Hay luận điểm chính là những kết luận cho các ý lớn, trong bài thường sẽ có luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

Luận cứ: để tạo nên luận cứ chặt chẽ, chúng ta cần đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng xác thực để làm rõ cho luận điểm. vì vậy có thể hiểu rằng luận điểm là kết luận cho lý lẽ và dẫn chứng. Và luận cứ ở đây được viết ra để trả lời cho các câu hỏi như vì sao phải nêu ra luận điểm? Luận điểm đưa ra nhằm mục đích gì? Luận điểm ấy có tính thuyết phục, tính tin cậy hay không?

1.3. Cấu trúc cho một bài văn nghị luận

Là một bài văn nói chung cũng như văn nghị luận nói riêng thì bài văn này vẫn sẽ có đủ 3 phần là: mở bài, thân bài và kết bài.

Phần mở bài: phần nêu vấn đề: với phần mở bài ở đây chúng ta có nhiệm vụ giới thiệu được vấn đề , chỉ ra được tầm quan trọng của nó và nêu được luận điểm ý chính cần lập luận chứng minh.

Phần thân bài: phần giải quyết vấn đề: đây được coi là phần chính, phần quan trọng nhất của toàn bài, ở trong phần này các bạn sẽ đi triển khai các luận điểm bằng cách dùng những lí lẽ, những dẫn chứng để lập luận để thuyết phục người nghe, chỉ ra rằng những luận điểm mình đưa ra là chính xác là đúng đắn và cần nên nghe theo.

Phần kết bài; phần kết thúc vấn đề: ở phần này chúng ta sẽ đi khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của vấn đề, chỉ ra ý nghĩa của vấn đề đã chỉ ra.

1.4. Các phương pháp, cách thức lập luận

Phép chứng minh: mục đích sử dụng phương pháp này để làm sáng tỏ vấn đề, dùng các dẫn chứng và lí lẽ để làm bật lên tính đúng đắn của vấn đề đã nêu.

Phép giải thích: với phương pháp này chúng ta cần chỉ ra lí do, nguyên nhân, các quy luật của hiện tượng được nhắc đến trong luận điểm đã nêu. Trong thể loại văn nghị luận này, giải thích là phương pháp hữu ích nhất cho việc làm sáng tỏ, chứng minh một từ, một câu, một nhận định là đúng hoặc không đúng.

Phép tổng hợp: với phương pháp này chúng ta cần lập luận sau đó rút ra được những kết luận những cái chung cho những điều đã phân tích. Phép lập luận này thường sẽ được đặt ở cuối mỗi đoạn hay cuối bài.

2. Các dạng văn nghị luận là gì?

Có tất cả 2 dạng chính trong văn nghị luận hiện nay: nghị luận văn học và nghị luận xã hội

2.1. Nghị luận văn học

2.1.1. Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ

Khái niệm: Đây là một dạng nghị luận để phân tích, nhận xét đánh giá những nội dung, những phương pháp nghệ thuật được dùng trong bài trong đoạn thơ ấy.

Yêu cầu:

Về nội dung: bài viết của chúng ta cần nêu ra, cần phân tích những điểm chính trong đoạn, bài thơ ấy qua những nội dung chính, những phương pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài ( qua câu từ, qua giọng thơ, qua thể thơ,…)

Về hình thức: bất kỳ là một bài viết nào thì sự bố cục, mạch lạc rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể thuyết phục được người đọc, để thể hiện sự chân thành của người viết trong bài.

Bố cục của bài: gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài:

Mở bài: giới thiệu về đoạn thơ, bài thơ đó và bước đầu một phần nêu ra được nhận xét, đánh giá riêng của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ thì cần chỉ ra vị trí của đoạn thơ đó nằm ở đâu trong tác phẩm ấy và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

Thân bài: ở phần này chúng ta lần lượt sử dụng các luận điểm để trình bày nêu ra những suy nghĩ, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ bài thơ đó.

Kết bài: ở phần cuối bài này chúng ta khát quát lại một lần nữa các giá trị, các ý nghĩa được chỉ ra trong đoạn thơ, bài thơ đó.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ trước tiên người viết cần chỉ ra, cần làm nổi bật lên được những đánh giá, những nhận xét và sự cảm nhận riêng của người viết về đoạn, bài thơ đó. Và một điều đặc biệt là những nhận xét, đánh giá đó cần được gắn liền với sự phân tích thông qua những bình phẩm về ngôn từ, về hình ảnh về giọng điệu, về cảm xúc được sử dụng trong tác phẩm.

2.1.2. Nghị luận về một tác phẩm văn học

Khái niệm: Nghị luận về một đoạn trích về một tác phẩm văn học là nêu ra những nhận xét, những đánh giá về một nhân vật, về một chi tiết, về một chủ đề hay chỉ là nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Yêu cầu:

Về nội dung: bài viết của chúng ta cần nêu ra, cần phân tích những điểm chính trong nhân vật, trong một chủ đề hay chỉ là nghệ thuật, trong chi tiết ấy qua những tính cách, phẩm chất của nhân vật, qua những chi tiết (giọng văn, hình ảnh, phép nghệ thuật, cách viết của tác giả,…)

Về hình thức: bài viết cũng cần có 3 phần với cấu trúc mạch lạc rõ ràng lời văn chuẩn xác, gợi hình gợi cảm.

Bố cục:

Mở bài: giới thiệu được tác phẩm, nhân vật cần nghị luận. giới thiệu ra vấn đề cần nghị luận (đặc điểm của nhân vật: phần chất hay số phận), sau đó nêu ra một cách khái quát về ấn tượng của nhân vật với bạn đọc.

Thân bài: ở phần này chúng ta cần nêu ra được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, tóm tắt ngắn gọn được tác phẩm. Sau khi hoàn thành được các vấn đề trên chúng ta bắt đầu đi vào phân tích bằng cách chỉ ra những đặc điểm và từ đó nêu ra nhận xét về chi tiết về nhân vật đó.

Kết bài: ở phần cuối bài này chúng ta khát quát lại một lần nữa các giá trị, các ý nghĩa được chỉ ra trong chi tiết, trong nhân vật đang phân tích, đang được nhắc đến.

Tìm việc làm giáo viên ngữ văn

2.2. Nghị luận văn học

2.2.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Khái niệm: đây là một dạng bài chúng ta bàn luận về một vấn đề một hiện tượng có trong xã hội, ta bàn luận chúng nhằm mục đích chỉ ra xem đó là hành động hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên loại bỏ giảm bớt và đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.

Yêu cầu: cần chỉ ra được những mặt đúng sai, mặt lợi hại tác động như thế nào của hiện tượng xã hội đó lên thế giới khách quan, tới xã hội bằng cách lập luận chỉ ra nguyên nhân, chỉ ra tác động của sự việc hiện tượng đó từ đó bày tỏ quan điểm cá nhân

Bố cục: 3 phần mở bài, thân bài, kết bài:

Mở bài: giới thiệu ngắn gọn chỉ ra được vấn đề sự việc hiện tượng đó

Thân bài: đánh giá thực trạng của hiện tượng đó, liên hệ thực tiễn xem vấn đề đó hiện nay ra sao từ đó đánh giá phân tích các mặt tác động của nó để từ đó có những giải pháp hạn chế.

Kết bài: khẳng định lại vấn đề, và đưa ra quan điểm riêng của mình một lần nữa là nên khẳng định, phụ định hiện tượng đó.

2.2.2. Nghị luận về vấn đề đạo lý, tư tưởng

Khái niệm: đây là một dạng bài chúng ta bàn luận về một vấn đề một tư tưởng, đạo lí có trong xã hội, ta bàn luận chúng nhằm mục đích chỉ ra xem đó là hành động hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên loại bỏ giảm bớt và đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.

Yêu cầu: phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng đạo lý đó bằng cách sử dụng các phương pháp, các phép lập luận trong văn nghị luận để chỉ ra nhận xét tư tưởng đạo lý đó, để từ đó giúp mọi người nhận ra đạo lý tư tưởng đó đúng hay sai còn phù hợp hay không.

Bố cục:

Mở bài: giới thiệu ngắn gọn chỉ ra được vấn đề tư tưởng đạo lý đó

Thân bài: đánh giá thực trạng của tư tưởng đạo lý đó xem còn phù hợp với thực tiễn hay không, xem vấn đề cần bàn luận ra sao từ đó đánh giá phân tích các mặt tác động của nó để từ đó có những giải pháp hạn chế.

Kết bài: khẳng định lại vấn đề, và đưa ra quan điểm riêng của mình một lần nữa là nên khẳng định, phủ định quan niệm đề bài đưa ra.

Tìm việc làm giáo viên thpt

3. Những sai lầm cần tránh khi viết văn nghị luận

3.1. Không xác định đúng, nhầm lẫn giữa hai dạng nghị luận

Khi xác định nhầm lẫn giữa các dạng đề với nhau sẽ khiến chúng ta viết bài lạc đề, không đúng trọng tâm, dẫn đến mất điểm. Vì vậy để tránh các lỗi này bạn cần đọc kỹ đề, xác định đúng các từ khóa, sau đó bắt đầu lập ra dàn ý, triển khai các ý chính cần nêu trong bài.

3.2. Mở bài lan man, kết bài không trúng vấn đề cần nêu

Thông thường một bài viết được đánh giá cao hay không là nhờ vào một phần cách chúng ta viết mở bài, dẫn dắt vào vấn đề ra sao. Chính vì thế có rất nhiều bạn viết mở bài đến tận nửa trang giấy nhưng vẫn không nêu bật được vấn đề cần làm sáng tỏ. Chính điều này lại làm mất thiện cảm với người chấm vì tính lan man, không cô đọng được vấn đề của đề bài.

Để tạo nên một mở bài thì có hai cách dẫn dắt: một là trực tiếp hai là gián tiếp. với mở bài gián tiếp thì những học sinh đã chắc tay hãy nên sử dụng nếu không bạn sẽ vô tình tạo ra điểm trừ trong mắt người chấm.

Ở phần kết bài: cần nhìn nhận và khẳng định lại vấn đề và từ đó liên hệ rút ra bài học cho chúng ta, chứ không nên đi phân tích nói sang vấn đề khác ở đây.

3.3. Viết dài dai thành dại trong văn nghị luận xã hội

Với một bài nghị luận xã hội thực sự một bài viết dài đến vài trang giấy chưa chắc điểm đã cao như bài chỉ trong một trang giấy mà ý cô đọng, súc tích. Bởi lẽ viết càng dài ở phần này, học sinh chúng ta càng dễ rơi vào tình trạng lặp ý hay ý không rõ ràng, rồi từ đó kéo theo các hệ lụy như câu cú lủng củng, nói không trúng vấn đề, nói lan man, rồi còn hết thời gian không đủ thời gian cho bài nghị luận văn học bên dưới.

Vì thế, với một bài nghị luận xã hội này thì theo một thầy giáo có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy và ôn thi môn Ngữ Văn cho rằng chúng ta chỉ nên viết bài trong khoảng 200 chữ là vừa đủ hợp lý cho một bài điểm cao.

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã được tìm hiểu về những khái niệm, những yêu cầu và bố cục cần viết cho một bài văn nghị luận để từ đó có thể trả lời cho câu hỏi “Nghị luận là gì” mà chúng ta vẫn thường thắc mắc. Chúc các bạn thành công nhé!