địa vị pháp lý là gì

Địa vị pháp lý là gì? Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh là như thế nào? Hiện đang là một trong những câu hỏi mà Luật hoàng Phi nhận được nhiều nhất trong hòm thư Email: [email protected] yêu cầu chúng tôi giải đáp.

Hiểu được những băn khoăn thắc mắc của Khách hàng, hôm nay không để Khách hàng chờ lâu chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp những câu hỏi nêu trên thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Địa vị pháp lý là gì?

Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, vai trò của địa vị pháp lý rất quan trọng, bởi chỉ khi thông qua địa vị pháp lý chúng ta mới có thể phân biệt được những chủ thể pháp luật khác nhau, thấy rõ được sự khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác.

Ngoài ra dựa trên vị trí của địa vị pháp lý chúng ta có thể xem xét được tầm quan trọng cũng như vai trò của các chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ mà pháp luật quy định.

Ví dụ: Địa vị pháp lý của cá nhân là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho công dân nói chung có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.

Cụ thể trong quyền công dân thì công dân có quyền được tham gia bầu cử, được quyền tự do ngôn lân, còn trong các quan hệ, hoạt động dân sự thì công dân có quyền giao kết hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng ủy quyền tùy theo các trường hợp cụ thể.

Như vậy địa vị pháp lý tương đối rộng, song nó được xác lập qua giới hạn quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các hoạt động của mình thuộc lĩnh vực nào từ đó sẽ có những văn bản pháp luật điều chỉnh và quy định với từng trường hợp cụ thể.

>>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Pháp lý là gì?

Địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân?

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân như sau:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

Qua đó, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh những dấu hiệu chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì DNTN có những dấu hiệu nhận diện riêng:

– DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu

– DNTN không có tư cách pháp nhân

– Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– DNTN không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào.

Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh được hiểu như thế nào?

Khi chúng tôi đã giải thích được Địa vị pháp lý là gì thì chắc hẳn Khách hàng đã phần nào hiểu được địa vị pháp lý của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh.

Chúng ta dễ dàng thấy để việc đăng ký kinh doanh diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp cũng như là cơ sở để xem các cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập công ty có thể đáp ứng được các quy định pháp luật không thì bắt buộc phải có các văn bản pháp luật.

Cụ thể nhắc đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp với những người làm nghề chúng ta sẽ nghĩ đến ngay Luật doanh nghiệp hiện hành cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan.

Song nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lúc này chủ thể muốn thành lập công ty còn phải xin thêm giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Luật đầu tư hiện hành.

Như vậy với một thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì không phải chỉ một văn bản pháp luật quy định, mà bên cạnh đó còn được quy định thêm ở những văn bản khác có liên quan nữa. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền và địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn được quy định như sau:

– Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi hồ sơ hợp lệ;

– Yêu cầu các công ty báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;

– Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp;

– Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

– Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung đăng ký trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp;

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc trả lời cho câu hỏi địa vị pháp lý là gì cùng một số vấn đề liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp.