Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới tạo nên nhu cầu có một tổ chức nhằm đáp ứng những nhu cầu đặt ra.
Vì vậy vào năm 1989, tổ chức APEC được thành lập. Vậy APEC có tên gọi là?
Câu hỏi: APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án đúng D.
APEC có tên gọi là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, APEC được thành lập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
– Vào tháng 11/1989 tại thủ đô Can-bê-ra, Ốt-xtrây-li-a, Bộ trưởng của 12 nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương gồm Ốt-xtrây-li-a, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Niu Di-lân đã quyết định thông qua việc thành lập diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. APEC là tên viết tắt của Asia – Pacific Economic Cooperation.
– Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tại Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, ngày 14/11/1998, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên APEC.
– Hiện nay, khối APEC có 21 nền kinh tế tham gia bao gồm: Mỹ, Canada, Úc, Chi Lê, Trung Quốc, Brunei, Hồng Kông, Đài Loan, Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, Việt Nam.
– APEC được thành lập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương.
– Nguyên tắc hoạt động của APEC bao gồm: Nguyên tắc toàn diện; Phù hợp với GATT/ WTO; Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc; Cùng bắt đầu, quá trình liên tục với thời gian biểu khác nhau, trình độ và điều kiện phát triển kinh tế khác nhau; Thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá toàn diện ở các lĩnh vực nhằm tháo gỡ những cản trở trong quá trình thực hiện mục tiêu lâu dài về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; Không phân biệt đối xử; Đảm bảo công khai; Tính linh hoạt; Hợp tác kỹ thuật.
– Vào ngày 14/11/1998, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên APEC Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Diễn đàn trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Việt Nam đã có nhiều cơ hội phát triển quan hệ kinh tế, chính trị. APEC là diễn đàn hội tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 38% viện trợ trực tiếp (ODA) và 79% khách du lịch đến Việt Nam.
Như vậy diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã trở thành một tổ chức có vai trò ngày càng quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gắn kết bền chặt mối quan hệ giữa các nước châu Á – Thái Bình Dương.