Ngày đáo hạn chắc hẳn không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với một số nhà đầu tư chứng khoán phái sinh lâu năm. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu hết về đặc điểm và tính chất của ngày đáo hạn này trong chứng khoán. Để có thể hiểu rõ và thu được lợi nhuận từ phương thức đầu tư hấp dẫn này, hãy cùng Yuanta Việt Nam theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về ngày đáo hạn phái sinh là gì nhé!
Phái sinh là gì?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa của chứng khoán phái sinh cụ thể là:
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giao dịch chứng khoán phái sinh, để có thể từng bước giúp nhà đầu tư làm quen với các sản phẩm đầu tư mới, hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm đầu tiên triển khai. Trong đó, gồm có: Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ và Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (chỉ số HNX30 và VN30)
Đáo hạn phái sinh là gì?
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh còn có tên gọi tiếng Anh là Expiration date. Có thể hiểu đơn giản, đây là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Nhà đầu tư cần phải suy xét kỹ lưỡng và ra quyết định với vị thế của mình trong hợp đồng phái sinh trước hoặc trong ngày đáo hạn này.
Khi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh đến nắm vị thế trong hợp đồng phái sinh có thể lựa chọn đóng vị thế sau đó ghi nhận lãi lỗ, thực hiện quyền theo hợp đồng hoặc cũng có thể để nguyên hợp đồng không giá trị đáo hạn.
Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển thành các tháng tiếp theo để giao dịch.
Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?
Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể, hoàn toàn khác biệt với thị trường chứng khoán cơ sở. Tại ngày đáo hạn phái sinh các giao dịch của hợp đồng sẽ dừng lại và chuyển thành tiền mặt.
Thông thường vào ngày Thứ năm lần thứ 3 trong mỗi tháng quy định là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Luôn tồn tại 4 hợp đồng tương lai được giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào. Theo đó, các tháng đáo hạn bao gồm lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.
Ví dụ:
Vào Quý I trong năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra 3 phiên giao dịch như sau:
Lịch đáo hạn phái sinh trong tháng 01/2022 có hợp đồng tương lai mã VN30F2201. Trong đó, ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2021 và ngày giao dịch cuối cùng là 21/1/2022. Trong giai đoạn đầu hầu như các nhà đầu tư chưa có động thái thay đổi các hoạt động giao dịch. Đến ngày 15/12/2021 các giao dịch trở nên nhộn nhịp hơn thị trường. Trước thời điểm đáo hạn 2 ngày, cụ thể là trong hai ngày 19 và 20/1/2022 giá thị trường sụt giảm mạnh.
Lịch đáo hạn phái sinh tháng 2 là ngày 19/02/2022 với mã giao dịch là VN30F2202. Phiên giao dịch chỉ được diễn ra trong hai ngày 18 và ngày 19/02/2022.
Lịch đáo hạn trong tháng 3 cũng diễn ra từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 03 với mã V30F2203. Ngày giao dịch đầu tiên từ ngày 17/07/2021, đến ngày giao dịch cuối cùng là ngày 18/03/2022.
Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?
Thông thường trước ngày đáo hạn phái sinh thị trường có xu hướng biến động mạnh. Thời điểm đáo hạn phái sinh chính là lúc các nhà đầu tư có thể thể hiện vị thế của mình trong giao dịch. Chứng khoán phái sinh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì có ưu điểm nổi bật với giao dịch 2 chiều đồng thời có thể sinh lợi nhuận ngay cả khi thị trường đang giảm. Từ đó, giúp nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận tối ưu cho danh mục đầu tư của mình.
Tại Việt Nam, các hoạt động đáo hạn chứng khoán phái sinh gây nhiều chú ý đến giới đầu tư vì sự biến động lên xuống bất ngờ của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi đó, về mặt bản chất của thị trường chứng khoán phái sinh là khi hợp đồng tương lai tới kỳ đáo hạn, thị trường sẽ quan tâm đến kết qủa đầu tư lãi lỗ của danh mục đầu tư đó.
Theo như số liệu được thống kê từ khi thị trường phái sinh ra đời (năm 2017) cho đến nay, hầu hết các phiên ATC đều biến động, tăng giảm đột ngột trước khi vào ATC. Nhìn chung giá các mã trên sàn luôn có sự chênh lệch trước phiên ATC và đa phần là giảm, ít khi tăng. Chính vì lý do này mà khi tham gia đầu tư các nhà đầu tư nên phân tích và theo dõi sát sao những biến động trên thị trường để có được cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp và tối ưu nhất.
Nhằm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa hợp đồng tương lai VN30 và chỉ số VN30 những đối tượng nhà đầu tư khối tự doanh công ty chứng khoán thường có xu hướng bán mạnh trong thời điểm đáo hạn. Từ đó, có thể nhận thấy thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với đối tượng nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp hơn so với những nhà đầu tư đơn lẻ.
Giải đáp một số câu hỏi của nhà đầu tư về đáo hạn phái sinh?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán và những điều cần lưu ý
Đến ngày hợp đồng tương lai đáo hạn mà không đóng vị thế thì chuyện gì xảy ra?
Để trả lời lại câu hỏi này bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây:
Khách hàng A có vị thế mua hợp đồng VN30F2106 có ngày đáo hạn là 17/06/2021. Nếu khách hàng A không thực hiện đóng vị thế thì đến hết ngày 17/06/20021, vị thế mua hợp đồng chỉ số VN30 của tháng 6/2021 sẽ được coi là đóng vào cuối ngày. Và lúc này, khách hàng A sẽ không nắm giữ vị thế hợp đồng tương lai nào kể từ ngày 18/06/2021. Khách hàng A có thể chọn tiếp tục giữ vị thế mua hợp đồng tương lai chỉ số bằng cách bán 1 hợp đồng VN30F2106 để đóng vị thế 6 tháng đáng được nắm giữ. Sau đó, nhà đầu tư A tiếp tục mua lại 1 hợp đồng Vn30F2107 (mở 1 vị thế mua vào tháng 7)
Nếu ngày đáo hạn hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư không đóng vị thế thì giá thanh toán như thế nào?
Khi kết thúc ngày đáo hạn nếu nhà đầu tư không chủ động đóng vị thế thì Sở và hệ thống sẽ tự động đóng vị thế và thanh toán lãi lỗ cho nhà đầu tư ở giá đóng cửa ở chỉ số VN30. Mặt khác, nếu nhà đầu tư đóng vị thế thì sẽ được đóng vị thế theo như giá đã được đặt ra như thỏa thuận ban đầu.
Giả sử bạn đang có hợp đồng tương lai VN30F2106, ngày đáo hạn là 17/06/2021. Vào ngày quý khách đặt lệnh mua hợp đồng VN30F2106 với giá là 1493.0:
- Giá hợp đồng VN30F2106 vào cuối phiên đóng cửa: 1495.0
- Chỉ số Vn30 cuối phiên ATC ngày 17/06/2021: 1496.05
Lúc này, nếu bạn đặt bán giá ATC thì hợp đồng sẽ được thanh toán lãi lỗ theo giá đóng cửa là 1495.0. Còn nếu quý khách không đóng vị thế, hợp đồng sẽ thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 1496.05.
Qua ví dụ trên có thể nhận thấy rõ ràng sự khác biệt giữa việc đóng vị thế và không đóng vị thế. Thông thường ở các phiên đáo hạn phái sinh sẽ có biến động mạnh của chứng khoán cơ sở (các mã cổ phiếu có mặt trong rổ VN30) nhằm mục đích điều hướng thị trường và chỉ số theo ý muốn của những ông lớn. Tuỳ thuộc vào vị thế mà họ đang nắm giữ mà điểm của chỉ số VN30 biến động để thu được lợi nhuận từ đó áp đảo vị thế còn lại.
Qua bài viết trên Yuanta Việt Nam mong rằng đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về ngày đáo hạn. Từ đó giúp tối ưu hoá được các danh mục đầu tư và chủ động hơn trong các danh mục đầu tư của mình. Chúc bạn đầu tư thành công.