Biên giới quốc gia của nước Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 1 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QHll ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội quy định như sau:
Biên giới quốc gia gồm:
– Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.
– Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
– Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.
Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Cách xác định biên giới quốc gia trên biển?
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định:
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người có hành vi làm sai lệch đương biên giới quốc gia nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định tại Điều 81 Bộ luật Hình sự hiện hành như sau:
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ như sau:
Như vậy người có hành vi gây phương hại, xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia thì chịu hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Câu hỏi:
Người làm sai lệch đường biên giới quốc gia bị phạt thế nào?
Trả lời:
Biên giới quốc gia là ranh giới khẳng định lãnh thổ, căn cứ xác định phạm vi chủ quyền của quốc gia. Theo quy định tại Điều 14 Luật biên giới quốc gia năm 2003:
Như vậy, làm sai lệch đường biên giới quốc gia là một trong những hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Người làm sai lệch đường biên giới quốc gia theo Điều 111 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ tùy vào mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng;
– Phạt tù từ 5 năm đến 15 năm với người đồng phạm khác;
– Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với người chuẩn bị phạm tội này.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.