Cơ sở hạ tầng của việt nam là gì

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện trong phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hai yếu tố quan trọng trong học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của một quốc gia.

Bài viết dưới đây, INVERT chia sẻ chia tiết về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở việt nam hiện nay.

1. Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng với phạm trù triết học có tên tiếng anh là “Infrastructure” (hay cơ sở kinh tế) là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, hay là một giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Về khái niện xây dựng, cơ sở hạ tầng là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp nước…

Trên thực tế, khi nói về cơ sở hạ tầng là nói cơ sở kinh tế của xã hội; không phải nói kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội mà thuộc vể lực lượng sản xuất.

Ví dụ, cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân tư bản…) trong đó thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.

Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân (do nhà nước quản lý), sở hữu tập thể (người lao động), sở hữu tư nhân (cá nhân mỗi người); và hình thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.

Kết cấu chung của cơ sở hạ tầng

+ Kết cấu ba bộ phận của cơ sở hạ tầng phản ánh điều gì? Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

+ Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

2. Kiến trúc thượng tầng

Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phán tích từ những giác độ khác nhau. Từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng.

Kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…) và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, chính đảng, giáo hội,…).

Yếu tố trọng yếu của kiến trúc thượng tầng trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp là yếu tố nào Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai Cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.