độc thoại nội tâm là gì

Việc làm Tư vấn

1. Độc thoại là gì? – cách thể hiện tâm trạng phổ biến của nhân vật văn học

1.1. Độc thoại là gì?

Nếu bạn còn chưa biết độc thoại là gì hay chưa thể phân biệt được những khái niệm về các hình thức thoại của nhân vật văn học thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Độc thoại trước hết là một hình thức thể hiện tâm tư, tình cảm quan trọng của nhân vật trong các tác phẩm văn bản tự sự. Độc thoại là hình thức bộc bạch lời lẽ của một nhân vật nào đó thành lời trong tình huống tự nói chuyện với chính mình hoặc nhân vật là ai đó do bản thân nhân vật tự tưởng tượng ra. Nhìn chung, độc thoại được phân biệt rất rõ ràng với hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm mà tác giả có thể sử dụng rất nhiều cho nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự của mình.

Hình thức độc thoại thường được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng khi nhân vật trong tác phẩm tự sự của mình cất tiếng nói.

1.2. Phân biệt độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm

Khái niệm về độc thoại mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được khái niệm này với những khái niệm khác như đối thoại và độc thoại nội tâm, đặc biệt là hình thức độc thoại nội tâm.

Về nội dung:

– Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói.

– Độc thoại cũng là hình thức đối đáp nhưng là với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện.

– Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, hư cấu nhưng không thể hiện ra thành lời nói mà được thể hiện trong suy nghĩ trong đầu và trong lòng.

Về hình thức:

– Đối thoại được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng cho từng lời nói của nhân vật đối đáp lại nhau

– Độc thoại cũng tương tự đối thoại, được thể hiện trên từng gạch đầu dòng nhưng chỉ là của nhân vật đang độc thoại

– Đối thoại nội tâm thì không như vậy, được thể hiện thành từng câu văn trong ngoặc kép hoặc in nghiêng để thể hiện đây là suy nghĩ của nhân vật và không được cất ra thành lời nói

Việc làm Chăm sóc khách hàng

2. Lợi ích của việc sử dụng hình thức độc thoại trong tác phẩm tự sự

2.1. Không phải là một cuộc đối thoại thông thường

Khác với đối thoại, độc thoại lại là hình thức giao tiếp, trò chuyện với chính bản thân mình hoặc một ai đó mà do họ tự tưởng tượng ra. Vì vậy, khi tác giả sử dụng và để cho nhân vật của chính mình nói độc thoại thì đây không phải là một cuộc đối thoại thông thường. Đây là một cuộc hội thoại có nhiều tầng lớp ý nghĩa và thể hiện được chiều sâu trong nội tâm nhân vật rất nhiều.

Đã bao giờ bạn tự hội thoại và tự đưa ra các câu hỏi cho chính bản thân mình hay chưa? Những lúc như vậy, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Rất sâu sắc đúng không nào? Nhân vật độc thoại cũng vậy. Khi họ phải đối mặt với chính bản thân mình qua một chiếc gương hay đơn thuần là sự phản chiếu của họ, họ tự nói với chính mình những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của chính mình thì đây không phải là một trò chuyện thông thường mà mang tính nghệ thuật rất cao. Qua đó, nó có thể toát lên nhiều điều mà tác giả đang muốn gửi gắm tới độc giả.

2.2. Thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật

Nếu như đối thoại là một hình thức thể hiện được cảm xúc của nhân vật qua những thái độ, cử chỉ một cách tự nhiên khi tiếp xúc với một ai đó hay độc thoại nội tâm là khi cảm xúc được che giấu một cách thầm kín và chỉ được toát lên qua suy nghĩ, tâm tư củ một nhân vật nào đó, thì độc thoại lại không hề như vậy.

Độc thoại là hình thức thể hiện rất chân thật tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách trực quan nhất cũng là cách để độc giả nắm rõ được những suy nghĩ, tâm tư của nhân vật. Đỉnh cao của sự thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhân vật là khi nhân vật đó tự đối diện với chính bản thân mình và nói với chính bản thân mình. Tuy nhiên, hình thức độc thoại phần nào còn cho thấy sự bế tắc của nhân vật khi mà dù cho đưa ra những câu hỏi cho bản thân nhưng lại không hề có câu trả lời cho chính bản thân mình.

2.3. Biểu lộ rõ những điều mà tác giả muốn gửi gắm nhiều hơn

Đôi khi những nhân vật trong các tác phẩm tự sự lại chính là bản sao của các tác giả để họ có thể thoải mái bộc lộ những tâm tư, tình cảm, nỗi đau của họ một cách gián tiếp. Chính vì vậy, độc thoại cũng là một trong những hình thức biểu lộ rõ những điều mà các tác giả của các tác phẩm tự sự mong muốn gửi gắm tới độc giả của mình.

Đó có thể là những cảm xúc đau đớn, bế tắc, vô vọng, ngăn cản, mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đó có thể là những lời động viên bản thân không được bỏ cuộc, phải cố gắng theo đuổi nhiều hơn nữa. Hoặc đó có thể là nỗi nhớ, những mất mát về một ai đó, một nơi nào đó mà nhân vật luyến tiếc, tiếc nuối mong muốn hàn gắn,… Có rất nhiều điều mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả của mình, là những bài học bổ ích, là những lời khuyên mà cách tốt nhất chính là lựa chọn để cho nhân vật của chính mình tự độc thoại với chính bản thân nhân vât.

2.4. Làm cho câu chuyện thêm tính triết lí cao

Khác với đối thoại chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện qua lại của hai nhân vật nên khiến cho mọi lời nói trở nên khách quan cũng như giảm bớt độ tin tưởng, tính triết lí lại thì hình thức độc thoại lại khiến cho câu chuyện tăng thêm tính triết lí cao. Như vậy, tác giả mới có thể tạo dựng được các bài học từ câu chuyện tăng tính thuyết phục cũng như lấy được sự đồng cảm, yêu thương từ phía độc giả dành cho nhân vật của mình.

Đây có thể nói là một cách hay một hình thức nghệ thuật, một biện pháp văn học rất hữu dụng dành cho nhân vật và tác phẩm tự sự của mình để từ đó tăng giá trị triết lí cao hơn nữa.

3. Những dấu hiệu thể hiện một nhân vật tự sự đang độc thoại

3.1. Dấu gạch đầu dòng

Như chúng tôi đã đề cập ở phía trên thì cả hai hình thức đối thoại và độc thoại đều có sử dụng dưới dạng hình thức gạch đầu dòng. Vì vậy, đây cũng được cho là dấu hiệu của việc nhân vật đang được tác giả nhắc đến đang độc thoại. Tuy nhiên, các độc giả cũng nên dựa vào các dấu hiệu khác để khẳng định đây là hình thức độc thoại nhé!

Việc sử dụng dấu gạch đầu dòng trước hết là để phân biệt với hình thức độc thoại nội tâm. Sau đó, đây là biểu hiện của việc nhân vật đang cất tiếng ra thành lời chứ không đơn thuần là chỉ suy nghĩ và không thể hiện nó ra thành lời nói khiến cho độc giả phải tự tìm hiểu, suy nghĩ hay khó hiểu nhân vật đang trải qua những cảm xúc, khó khăn gì. Do đó, nếu bạn muốn xác định đây có phải là độc thoại hay không, hãy thử xem nó có dấu gạch đầu dòng ở đầu câu nói hay không nhé!

3.2. Đối tượng hội thoại

Kế tiếp đó, nếu bạn muốn chắc chắn hơn rằng nhân vật đó đang sử dụng hình thức độc thoại để thể hiện suy nghĩ, tâm tư của chính mình thì hãy xét đến đối tượng hội thoại. Đối thoại là hình thức mà có hai hay nhiều nhân vật trở lên trong một cuộc hội thoại và cất tiếng thành lời. Vì vậy, đối thoại khi được sử dụng sẽ có những câu những chữ như nhân vật A, nhân vật B, nhân vật C,… nói. Dấu hiệu này để độc giả phân biệt được với hình thức độc thoại.

Độc thoại thì là hình thức nói chuyện và giao tiếp với chính bản thân mình hoặc nhân vật do mình tự tưởng tượng ra nên hầu như không có các chú thích phức tạp được để cập ở phía trên. Chính vì vậy, độc giả hãy xác định thật chi tiết và chính xác nhất xem các tác giả có chú thích lời nói của các nhân vật hay không nhé. Nếu không có chú thích thì rất có thể nhân vật đó đang độc thoại vơi chính mình đó.

3.3. Hoàn cảnh hội thoại

Hoàn cảnh hội thoại cũng là một yếu tố trở thành dấu hiện để các độc giả xác định được nhân vật đó có đang độc thoại hay đối thoại hay độc thoại nội tâm. Nhìn chung, hoàn cảng hội thoại khi nhân vật được đặt trong để độc thoại thường là những hoàn cảnh mà nhân vật đó chi có một mình, thường là rơi vào cảm xúc, tâm trạng thê lương nhất, nhớ nhung da diết, không nguôi, ăn năn, hối hận, thất vọng và có thể tìm đến cái chết. Vì vậy, có thể kết luận hầu hết các hoàn cảnh độc thoại của nhân vật được gây dựng lên thường là hoàn cảnh đơn độc, một mình và rất tiêu cực, bi đát, éo le.

3.4. Mục đích hội thoại

Mục đích hội thoại cũng là dấu hiệu mà thể hiện được nhân vật đó có đang độc thoại hay không vì phần lớn tác giả sẽ sử dụng hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm để thể hiện chiều sâu trong tâm trạng, tâm tư, tình cảm của nhân vật thay vì đối thoại. Do đó, thường khi nhân vật rơi vào các nút thắt của câu chuyện hoặc đỉnh điểm của nhân vật sẽ thường độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. Khi đó, các độc giả hãy xem xét thêm các dấu hiệu khác để xác định chính xác nhất có thể nhé!

Chúc các bạn học tốt và thành công!