Bộ quốc phòng đóng vai trò chủ chốt trong công tác giữ gìn an ninh trật tự quốc gia. Vậy pháp luật quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quốc phòng như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật quốc phòng 2018
1. Bộ quốc phòng là gì?
Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.
Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
Bộ quốc phòng tiếng Anh là “Ministry of Defence”
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ quốc phòng Việt Nam:
Tổ chức hiện nay gồm:
– Văn phòng Bộ Quốc phòng
– Bộ Tổng Tham mưu
– Tổng cục Chính trị
Xem thêm: An ninh quốc phòng là gì? Lực lượng quốc phòng, an ninh bao gồm lực lượng nào?
– Tổng cục Hậu cần : Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.
– Tổng cục Kỹ thuật: Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan đầu ngành kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng tham mưu, bảo đảm kỹ thuật cho quân đội, có các cục chức năng chịu trách nhiệm về bảo đảm kỹ thuật cho các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
– Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm, Chính ủy và Phó Chính ủy, các cục chức năng, các nhà máy sản xuất vũ khí, khí tài, các trường dạy nghề, các đơn vị trực thuộc.
– Tổng cục Tình báo Quốc phòng: Tổng cục Tình báo quốc phòng là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
– Cục đối ngoại: Cục Đối ngoại trực thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý nhà nước về đối ngoại quốc phòng của quân đội.
– Cục cảnh sát biển: Cục Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Xem thêm: Quốc phòng toàn dân là gì? Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh?
– Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế – xã hội.
– Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
– Kết hợp với hoạt động an ninh và hoạt động đối ngoại.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quốc phòng:
Chức năng của Bộ quốc phòng
– Tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc;
– Quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước;
– Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ;
– Quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Chiến tranh nhân dân là gì? Thế trận chiến tranh nhân dân?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa là đơn vị chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quốc phòng
Căn cứ tại Điều 35 Luật quốc phòng 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quốc phòng như sau:
” Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
Xem thêm: Tiềm lực quốc phòng là gì? Xây dựng tiềm lực quốc phòng?
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.”
5. Thông tin cơ bản về Bộ quốc phòng:
– Ngày thành lập: Ngày thành lập 27/8/1945 (ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và ra tuyên cáo).
– Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.
6. Tên gọi qua các thời kỳ của Bộ quốc phòng:
– Bộ Quốc phòng (8/1945 – 10/1946);
– Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy (11/1946 – 7/1947, sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên hội);
– Bộ Quốc phòng (7/1947 – 10/1948, khi chia Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy);
– Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy (10/1948 – 3/1949, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy);
– Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh (3/1949 – 1975, sau khi đổi tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam);
Xem thêm: Lực lượng vũ trang nhân dân là gì? Thành phần và nhiệm vụ?
– Bộ Quốc phòng (từ 1976 đến nay).
7. Lực lượng quốc phòng:
Theo Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng thì: Tổng Quân số lực lượng chính quy khoảng 450.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Theo Thống kê tương đối từng đơn vị cho thấy: Tổng Quân số Lực lượng theo biên chế là khoảng 1 triệu người gồm: Khối cơ quan đầu não (BTTM, các Tổng cục): 84.000; Khối Quân chủng: 185.000; Khối Quân khu: 245.000; Khối Quân đoàn: 130.000; Khối Binh chủng: 58.000; Khối Học viện Nhà trường: 46.000; Khối cơ quan chuyên môn: 15.350; Khối Viện Trung tâm Nghiên cứu: 15.500; Khối Doanh nghiệp Quân đội: 214.500.
Quân đội nhân dân Việt Nam có 7 lực lượng đồng phục gồm:
Lực lượng Lục quân Không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển Không gian Mạng Bảo vệ Lăng Biểu trưng Tên gọi Lục quân Phòng không-Không quân Hải quân Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển Tác chiến Không gian Mạng Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc điểm Không biên chế Quân chủng mà trực tiếp trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý Thành lập Quân chủng bao gồm cả lực lượng Phòng không và Không quân Thành lập Quân chủng bao gồm cả Hải quân và Hải quân đánh bộ Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo đảm tuần biên trên đất liền, biên giới Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo đảm tuần duyên trên biển Thành lập Bộ Tư lệnh Thành lập Bộ Tư lệnh Quân số khoảng 800.000 khoảng 60.000 khoảng 70.000 khoảng 50.000 khoảng 30.000 khoảng 10.000 khoảng 10.000 Biên chế 7 Quân khu, 1 Bộ Tư lệnh, 4 Quân đoàn, 6 Binh chủng. 9 Sư đoàn, 3 Lữ đoàn. 5 Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân, 3 Lữ đoàn,. 5 Lữ đoàn và Bộ đội Biên phòng 44 tỉnh, 4 Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 Lữ đoàn 4 Lữ đoàn
8. Ngân sách quốc phòng:
Bộ Quốc phòng Việt Nam không công bố con số chính xác về ngân sách quốc phòng. Bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền cũng đều quan tâm xây dựng chiến lược quốc phòng. Việc phân bổ nguồn lực của đất nước cho lĩnh vực này là một tất yếu khách quan và tỷ lệ phân bổ giữa “súng và bơ” luôn là vấn đề được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Ngân sách Quốc phòng của Việt Nam chủ yếu để bảo đảm đời sống bộ đội, bảo đảm hoạt động của công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân. Với khả năng kinh tế của Việt Nam còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, đang ưu tiên đầu tư cho thực hiện chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nên ngân sách quốc phòng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và “cần, kiệm” vẫn là kim chỉ nam hành động.
Ngân sách cụ thể chi cho Quốc phòng thì vẫn luôn là thông tin tuyệt mật.
9. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay:
Chức vụ Họ và tên Cấp bậc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch Đại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lương Cường Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hòang Xuân Chiến Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm hòai Nam Phó Đô đốc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương Thượng tướng