Thanh lý hợp đồng là gì

Thanh lý hợp đồng được sử dụng thông dụng trong các hoạt động thương mại, tuy nhiên thực tế đây là một khái niệm không còn được sử dụng như một thuật ngữ pháp lý. Thuật ngữ này từng được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 tuy vậy hiện nay thuật ngữ này không còn được sử dụng nữa. Dù vậy, thuật ngữ này vẫn còn được các chủ thể thương mại sử dụng trong thực tế. Bài viết sẽ tìm hiểu một số các vấn đề liên quan đến thanh lý hợp đồng.

Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là một khái niệm chỉ việc chấm dứt một giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng, thường được lập thành biên bản gọi là biên bản thanh lý. Biên bản này ghi nhận việc hoàn tất một công việc, một nghĩa vụ được hai bên tham gia hợp đồng xác nhận khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc, nghĩa vụ đó.

Các trường hợp thanh lý hợp đồng

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì chấm dứt hợp đồng được lập trong các trường hợp sau:

– Thực hiện xong các nghĩa vụ trong hợp đồng

– Chấm dứt theo thỏa thuận tự do giữa các bên

– Một trong hai bên chủ thể có quyền và có nghĩa vụ của hợp đồng đồng chết hoặc chấm dứt (đối với pháp nhân) mà không có sự kế thừa quyền và nghĩa vụ hoặc đối với các giao dịch dân sự không thể kế thừa.

– Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng.

– Đối tượng của hợp đồng không còn nên các bên không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ý nghĩa thanh lý hợp đồng

Về bản chất, chấm dứt hợp đồng được lập ra để ghi nhận sự hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng có ý nghĩa quan trọng giúp các bên trong hợp đồng xác nhận việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, là cơ sở quan trọng thể hiện ý chí của các bên rằng các nghĩa vụ trong hợp đồng đã được hoàn thành và hoàn thành đúng theo hợp đồng. Những quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể tham gia hợp đồng đã được thực hiện và thỏa thuận sẽ chấm dứt. Như vậy, mục đích cơ bản của chấm dứt hợp đồng là để các bên giải phóng quyền và nghĩa vụ cho nhau, từ đó tránh xảy ra các tranh chấp liên quan đến hợp đồng.

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận nghĩa vụ theo hợp đồng đã được hoàn thành và được hai bên tham gia. 2 bên xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ này. Biên bản chấm dứt hợp đồng là văn bản ghi nhận sự kết thúc của hợp đồng có ý nghĩa là căn cứ để các bên sử dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng đã chấm dứt, là căn cứ chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng.

Đặc điểm của biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng có một số đặc điểm sau:

– Phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên chủ thể tham gia hợp đồng chính.

– Có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản của hợp đồng chính. Hợp đồng chính có thể quy định điều khoản về chấm dứt hợp đồng và các bên có thể không cần lập biên bản chấm dứt hợp đồng.

– Nội dung cơ bản của biên bản thanh lý sẽ bao gồm sự tuyên bố về việc hoàn thành nghĩa vụ của các bên; sự ghi nhận về số lượng; chất lượng; tính chất nghĩa vụ đã được hoàn thành và tuyên bố việc chấm dứt các quyền; và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng. Về cơ bản mua bán hàng hóa hay dịch vụ không có sự khác nhau khi chấm dứt hợp đồng. Một số trường hợp đặc biệt như hợp đồng cung ứng thiết bị, thi công xây dựng,… thì biên bản thanh lý có thể chi tiết thêm nội dung đặc thù với tên gọi riêng, còn được gọi là biên bản nghiệm thu với các điều khoản bảo trì, bảo hành, tiền tạm giữ để bảo hành…

Như vậy, thanh lý hợp đồng và một vấn đề thường thấy trong quan hệ dân sự liên quan đến hợp đồng. Tương ứng với khái niệm chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự 2015. Việc chấm dứt có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi nhận sự chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng cũng như hạn chế các tranh chấm phát sinh sau khi hợp đồng chấm dứt.