Mọi người thường lo lắng khi mình không may mắc bệnh truyền nhiễm, nếu không chăm sóc cẩn thận, virus gây bệnh sẽ lây lan cho những người xung quanh. Đậu mùa khỉ là một trong những bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây nhanh, qua nhiều con đường khác nhau. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
25/05/2022 | Thủy đậu bội nhiễm là gì – cách phòng tránh 14/05/2022 | Thủy đậu có ngứa không và những thắc mắc liên quan 08/05/2022 | Sởi và thủy đậu – bệnh mùa hè nguy hiểm cần đề phòng 20/09/2021 | Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai như thế nào?
1. Nguồn gốc của bệnh đậu mùa khỉ
Chắc hẳn nhiều bạn chưa từng biết về bệnh đậu mùa khỉ, thực tế đây là một dạng bệnh truyền nhiễm hiếm gặp và có liên quan tới bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, các bạn cần phân biệt triệu chứng của hai vấn đề sức khỏe trên và có phác đồ điều trị thích hợp cho từng dạng.
Bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện ở các quốc gia Tây Phi, Trung Phi
Tác nhân chính gây bệnh là một dạng virus thuộc họ Poxviridae, chúng thường sống ký sinh trong cơ thể vật chủ trung gian là các loài thú gặm nhấm. Đa phần người mắc bệnh đậu mùa khỉ đều sinh sống tại khu vực gần rừng nhiệt đới, cụ thể là các quốc gia ở Tây Phi hoặc Trung Phi. Các nghiên cứu cho thấy căn bệnh này đã xuất hiện từ những năm 1958 tại Đan Mạch, tính tới nay, khoảng 250 bệnh nhân được ghi nhận mắc đậu mùa khỉ. Đó là lý do vì sao người ta gọi đây là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp.
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là: bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Liệu có cách nào để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hay không?
2. Cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Như đã phân tích ở trên, đậu mùa khỉ là bệnh hiếm gặp, chính vì thế chúng ta dễ nhầm lẫn các triệu chứng bệnh với tình trạng đậu mùa. Nhìn chung, bệnh nhân sẽ đối mặt với một số dấu hiệu như: sốt cao, đau nhức đầu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi và dễ bị ớn lạnh. Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, bạn nên chủ động đi khám và theo dõi sức khỏe kịp thời.
Đối với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hạch bạch huyết sưng lên rõ ràng, đây là dấu hiệu giúp bạn phân biệt với bệnh đậu mùa. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đối mặt với hiện tượng phát ban, mụn nước, mụn mủ xuất hiện trên toàn cơ thể. Lúc này, bạn nhớ chăm sóc cẩn thận, không tự ý gãi để chất dịch cơ thể lây lan trên diện rộng, thậm chí lây cho những người xung quanh.
Khi mắc đậu mùa khỉ, bệnh nhân thường phát hiện hạch bạch huyết sưng lên
Nếu không thể kiểm soát kịp thời sự lây lan trong cộng đồng, đậu mùa khỉ có thể trở thành đại dịch, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
3. Góc giải đáp: bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Là một chứng bệnh hiếm gặp, đậu mùa khỉ được ít người biết đến, vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Các bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ nhẹ hơn so với đậu mùa, chính vì thế bệnh hậu như không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch yếu, bác sĩ yêu cầu họ phải theo dõi và điều trị tích cực để ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra. virus gây bệnh có thể tận dụng hệ miễn dịch yếu để tấn công, bệnh đậu mùa khỉ có nhiều chuyển biến nặng. Theo các số liệu thống kê, từ 3 – 6% bệnh nhân đã tử vong do không phát hiện và điều trị sớm. Sau khi tìm hiểu bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, chúng ta nên thận trọng và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Bên cạnh đó, bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, chính vì thế việc kiểm soát tốc độ lây lan gặp khá nhiều khó khăn. Trong sinh hoạt hàng ngày, các bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đồng thời hạn chế tiếp xúc với giọt bắn hoặc dịch cơ thể từ người khác. Đây là một trong những cách đơn giản nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan của đậu mùa khỉ.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ
Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên các bạn vẫn cần ưu tiên chăm sóc và điều trị nếu mắc bệnh. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để nắm được nguy cơ nhiễm bệnh của từng người.
Một số vấn đề được quan tâm như: bạn đã từng sống hoặc đi qua những khu vực có người nhiễm bệnh chưa, bạn có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc các động vật gặm nhấm bị nghi mắc đậu mùa khỉ hay không… Bên cạnh đó, thói quen ăn thịt động vật hoang dã cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh. Các bạn cần hợp tác với bác sĩ để họ nắm được tình hình và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Bên cạnh đó, người nghi nhiễm đậu mùa khỉ cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm PCR để xác định xem virus đã tấn công cơ thể bạn hay chưa. Nếu được chẩn đoán mắc đậu mùa khỉ, các bạn cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, chúng ta có thể hỏi bác sĩ để biết bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, phác đồ chăm sóc và điều trị diễn ra như thế nào.
Nhìn chung, bệnh nhân đậu mùa khỉ thường đối mặt với các triệu chứng trong vòng 2 – 4 tuần, sau đó sức khỏe dần bình phục. Để rút ngắn thời gian điều trị, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Đa phần thuốc là dược phẩm có khả năng kháng virus, ví dụ như: Tecovirimat hoặc Cidofovir,… Chúng ta chỉ được phép sử dụng khi được bác sĩ cho phép và hướng dẫn cẩn thận.
Hiện nay, phương pháp điều trị chính thức đối với bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được công bố. Dựa vào tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ, kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp nhất.
5. Địa chỉ theo dõi và xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ
Sau khi tìm hiểu bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, chúng ta nên chủ động đi khám và xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín hàng đầu với 26 năm hoạt động cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Các y bác sĩ, chuyên gia tại bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho từng bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã hoạt động 26 năm
Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình.
Như vậy, qua bài viết này các bạn hẳn đã tìm ra câu trả lời liệu bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không. Nhìn chung, bệnh nhân không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và xét nghiệm, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng phục hồi.