Ce trong chứng khoán là gì

CE là từ viết tắt của từ Cell có ý nghĩa là giá trần của chứng khoán được thể hiện trên bảng giá chứng khoán. Thuật ngữ CE trong chứng khoán là gì? Đây chính là một thuật ngữ quen thuộc với mọi nhà đầu tư đã tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Những nhà đầu tư mới hoặc những người đang tìm hiểu về thị trường sẽ cần nắm rõ được CE là gì để có thể dễ dàng hơn trong việc đọc bảng giá chứng khoán và ra quyết định đầu tư. Ngay sau đây chúng ta cùng nghiên cứu sâu về chủ đề CE trong chứng khoán và các kiến thức cần thiết xoay quanh giá CE của cổ phiếu. Đây sẽ là những kiến thức căn bản nhất và vô cùng cần thiết để các nhà đầu tư mới trang bị cho mình trước khi bắt đầu những giao dịch hiệu quả.

CE là gì trong chứng khoán?

Trước khi tìm hiểu về thuật ngữ CE trong chứng khoán thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về khái niệm Bảng giá chứng khoán.

Bảng giá chứng khoán được hiểu là một bảng thống kê giá chứng khoán và chốt lại giá của các cổ phiếu, bao gồm các thông tin sau:

  • Các mã cổ phiếu: là sản phẩm để mua bán trên thị trường chứng khoán

  • Mã tham chiếu

  • Giá trần (CE)

  • Giá sàn

  • Tổng khối lượng giao dịch

  • Các bên mua hay còn được gọi là các bên dư mua hoặc các bên chờ mua cổ phiếu

  • Các bên bán hay còn được gọi là các bên dư bán hoặc các bên đợi bán cổ phiếu

  • Khớp lệnh và giá khớp lệnh

  • Giá cổ phiếu

Giá trần được thể hiện trên 1 cột trong bảng giá chứng khoán và được ký hiệu là CE (Cell). Giá trần còn thường được gọi là giá tím do cột giá trần được thể hiện trên bảng giá chứng khoán bởi màu tím.

=> Đừng bỏ lỡ khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery bắt đầu từ 2/7/2022 – Đăng ký: Tại đây

Ý nghĩa của thuật ngữ CE trong chứng khoán là gì

Việc thiết lập CE hay mức giá trần trong phiên giao dịch có mục đích chính là nhằm ổn định thị trường, hạn chế trường hợp đẩy giá, hay thả giá của thị trường đồng thời giảm được các yếu tố bên ngoài tác động đến giá cổ phiếu tại mỗi phiên giao dịch. Chính xác hơn ý nghĩa của CE là tạo ra sự cân bằng cũng như bình ổn cho thị trường chứng khoán.

Ý nghĩa của CE đối với các nhà đầu tư đó là giúp họ đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp nhất trong phiên giao dịch. Nhờ CE nhà đầu tư có thể xác định nên mua cổ phiếu nào hoặc bán cổ phiếu nào trong phiên ngày hôm đó. Giá CE là một trong những kiến thức chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ để gặt hái nhiều thành công hơn trên thị trường.

Cách tính giá CE trong chứng khoán

CE trong chứng khoán là gì và được tính như thế nào? CE được xác định dựa theo công thức tính CE và quy tắc làm tròn giá CE.

– Giá CE = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó:

  • Giá tham chiếu: Là mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch thời điểm gần nhất trước đó (có 1 số trường hợp đặc biệt). Trên bảng giá chứng khoán thì giá tham chiếu được thể hiện bởi màu vàng.

  • Biên độ dao động: Là số phần trăm tăng hoặc giảm của giá cổ phiếu xác định trong một phiên giao dịch. Tùy mỗi sàn chứng khoán sẽ quy định biên độ dao động khác nhau, như sàn HOSE biên độ dao động là 7%, sàn HNX thì biên độ dao động là 10% còn sàn Upcom thì biên độ dao động là 15%.

Quy tắc làm tròn giá CE

Sau khi tính toán giá CE theo công thức, kết quả cho ra có thể là các con số lẻ nên cần có quy tắc làm tròn giá để cho ra con số cuối cùng để dễ tính toán và phân tích. Đồng thời việc làm tròn giá CE cũng giúp bảng giá không bị rối loạn.

Nguyên tắc làm tròn giá CE như sau:

  • Giá trị của biên độ phải phù hợp theo quy định bước giá chia hết

  • Giá trị của biên độ sau khi làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ theo lý thuyết khi nhân với phần trăm biên độ dao động của từng sàn đã quy định.

Cách phân tích và vận dụng CE trong chứng khoán

Như vậy quý bạn đã rõ ce là gì trong chứng khoán, Việc phân tích giá CE là rất quan trọng trước khi các nhà đầu tư ra quyết định giao dịch mua hay bán chứng khoán.

Ý nghĩa quan trọng đầu tiên của việc phân tích CE đó là từ công thức tính CE trên đây ta có thể xác định được biên độ dao động hoặc giá tham chiếu từ giá trần thể hiện trên bảng giá chứng khoán. Dựa vào việc so sánh giữa giá trần và giá tham chiếu thì nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm thích hợp trong ngày để đặt lệnh mua bán cổ phiếu giúp tránh được việc bị cháy tài khoản trong 1 ngày.

Ngoài ra, dựa vào giá CE nhà đầu tư có thể nhận định được cổ phiếu đó có đáng mua hay không và thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu đó là khi nào.

Bên cạnh đó, khi so sánh giữa giá trần và giá tham chiếu để biết giá cổ phiếu đang xu hướng tăng hay giảm để làm căn cứ ra quyết định bán cổ phiếu đúng thời điểm nhằm thu về lợi nhuận trong ngày.

Ở mỗi phiên giao dịch thì đều có mức giới hạn đối với biên độ giá, do đó khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ tại phiên đó thì được gọi là cổ phiếu tăng trần. Cụ thể:

  • Sàn HOSE khi biên độ dao động đạt đến mức tối đa là 7% thì được gọi là tăng trần và áp dụng với tất cả các phiên giao dịch ngoại trừ phiên giao dịch đầu tiên thì có biên độ dao động tối đa là 20%.

  • Sàn HNX khi biên độ dao động đạt đến mức tối đa là 10% thì được gọi là tăng trần và cũng duy chỉ có phiên giao dịch đầu tiên thì có biên độ dao động tối đa là 30%.

  • Sàn Upcom có biên độ dao động tối đa là 15% đối với các phiên giao dịch thường còn phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ dao động tối đa là 40%.

Giá trần trong chứng khoán là thuật ngữ mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để nhận định xem cổ phiếu đó có đáng đầu tư hay không, cũng như có những quyết định giao dịch sao cho hiệu quả nhất.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức đầy đủ nhất về CE trong chứng khoán là gì, cũng như ý nghĩa và cách tính CE. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm rõ được thuật ngữ này và áp dụng được cách sử dụng nó vào thực tế giao dịch và đem lại những kết quả tốt nhất. Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên theo dõi thường xuyên bảng giá chứng khoán để kịp thời nắm bắt những thay đổi mới nhất trên thị trường và không bỏ lỡ bất cứ cơ hội đầu tư tốt nào. Take Profit chúc các nhà đầu tư may mắn và thành công!

=> Tham gia ngay Khóa học phân tích kỹ thuật chứng khoán Trading Mastery – Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp