Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong bất cứ nền kinh tế nào và là yếu tố đóng góp quyết định cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Ngay từ năm 2001, ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, xu hướng dịch chuyển dần về các ngành dịch vụ cũng đang diễn ra mạnh mẽ, bởi đây là một ngành kinh tế đầy tiềm năng.Với sự phát triển mạnh mẽ của khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, lĩnh vực quản trị khách sạn ngày càng thu hút nguồn nhân lực trẻ với môi trường làm việc năng động, mang tính quốc tế cao và mức lương hấp dẫn. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới, nhu cầu nhóm ngành này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng theo đà phát triển chung của thế giới. Khi quyết định học trong “thời điểm vàng” này tức là bạn đã kịp thời nắm trong tay một cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cao. Vậy Quản trị khách sạn là gì và làm những công việc nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau:
Ngành quản trị khách sạn là gì?
Ngành quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán,… Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường. Kiểm soát ngân sách và các chi phí hoạt động khác. Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra. Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR,…
Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.
Quản trị khách sạn học những gì?
Với định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản lý, tổ chức các hoạt động khách sạn như: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, quản trị chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tổ chức các sự kiện trong khách sạn,…
Ngoài ra, để thích ứng với khối ngành dịch vụ mang tính chất tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn còn được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, hiểu biết về các nền văn hóa trên thế giới và Việt Nam, các kiến thức về tâm lý học, và các kĩ năng về tin học như quản trị các phần mềm quản lí thông tin khách sạn. Song song đó, các bạn còn được trang bị kiến thức về hoạch định chiến lược kinh doanh lưu trú, tổ chức giám sát các hoạt động trong cơ sở lưu trú như nghiệp vụ lễ tân, buồng, dịch vụ bổ sung; còn được bổ sung hành trang kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong công việc với các đồng nghiệp, đối tác, khách hàng như kỹ năng phản biện và thuyết phục, kỹ năng đánh giá chất lượng công việc và truyền đạt kiến thức chuyên môn với đồng nghiệp,…
Sinh viên không chỉ áp dụng những điều được học cho hình thức khách sạn mà còn có thể dùng cho việc quản lý các khách sạn quốc tế (hotel), khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort, condotel) hoặc bất kỳ loại hình chỗ ở nào khác.Không chỉ bó buộc ở những môn học đại cương chung chung, chương trình đi sâu khai thác và đào tạo sinh viên trở nên nhạy bén hơn với chương trình giảng dạy đan xen với thực tế, môi trường đào tạo chuyên nghiệp, cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
Theo dự báo của các chuyên gia, với tốc độ phát triển của khối ngành du lịch – khách sạn những năm gần đây, thì nhóm ngành này luôn “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa giỏi chuyên môn lại có năng lực ngoại ngữ tốt. Vì thế, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn tại ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoàn toàn có đủ điều kiện làm việc tại môi trường đa quốc gia.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như:quản lý, giám sát, điều hành trong các bộ phận kinh doanh của khách sạn như lễ tân, buồng, quản trị nhân sự, dịch vụ bổ sung, tổ chức sự kiện trong hệ thống các khách sạn trong nước và quốc tế từ 3 đến 5 sao. Chuyên viên kinh doanh tại các nhà hàng, chuyên viên phát triểncác dịch vụ trong khách sạn, quản lý, trưởng bộ phận điều phối nhân sự, lập kế hoạch, hay giám độc điều hành khách sạn,…
Ngoài ra, sau khi được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm bạn còn có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành khách sạn các tại các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu phát triển ngành khách sạn ở các viện, trung tâm nghiên cứu,…
Bên cạnh đó, môi trường làm việc ngànhquản trị khách sạnsau này của sinh viên luôn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ, chuyên nghiệp, hiện đại và thu nhập ổn định và tương đối cao sao với các ngành nghề khác. Điều này cũng phần nào thu hút được người lao động muốn gắn bó và thử sức mình với công việc của ngành khách sạn. Một môi trường làm việc tốt luôn kích thích sự sáng tạo, tinh thần làm việc hưng phấn hiệu quả và tăng tính bền vững gắn bó với doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn dấn thân vào môi trường năng động, cầu tiến, với điều kiện làm việc vừa thử thách vừa thú vị cùng cơ hội phát triển vững chắc cho sự nghiệp, thì tại sao không thử sức ngay với Chương trình Cử Nhân Quản trị Khách sạn trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Còn chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký ngay để trở thành một thành viên của HUNRE nào!