Chất độc màu da cam là gì

Chiến tranh hóa học là sự sử dụng độc tính của các chất hóa học có chọn lọc vào mục đích chiến tranh nhằm:

– Tiêu diệt hoặc làm mất sức chiến đấu của đối phương;

– Phá hoại cơ sở đảm bảo và phát triển nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của đối phương;

– Gây nhiễm độc cho môi trường sống của đối phương.

Câu 2: Mỹ đã tiến hành chiến tranh hóa học ở Việt Nam như thế nào?

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng:

– Chất độc CS dưới các dạng vũ khí khác nhau (lựu đạn, pháo, khói, thùng CS tự nổ khi chạm đất) nhằm làm mất sức chiến đấu lực lượng vũ trang của ta.

– Các phương tiện khác nhau (máy bay, xe phun, bình phun) phun rải các chất diệt cỏ, đặc biệt là chất da cam chứa dioxin, một loại chất siêu độc đối với sức khỏe con người, lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ Nam Việt Nam (chiếm 15% tổng diện tích toàn miền) với mật độ phun rải ~ 37 kg/ha gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp (theo hướng dẫn của Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha). Với mật độ này, các chất diệt cỏ trở thành những chất phát quang, phá hoại mùa màng có tính hủy diệt.

Câu 3; Chiến dịch Ranch Hand là gì?

Chương trình sử dụng các chất diệt cỏ của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ tháng 8 năm 1961 và kết thúc vào tháng 10 năm 1971 dưới mật danh chung là “OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn).

Trong chương trình này có các chiến dịch và kế hoạch dưới các mật danh khác nhau. Trong đó trụ cột là chiến dịch phun rải các chất diệt cỏ từ trên không bằng máy bay vận tải C-123 được đặt dưới mật danh là OPERATION RANCH HAND (chiến dịch Ranch Hand).

Câu 4: Mục đích của chiến dịch Ranch Hand là gì?

Thực hiện chương trình phun rải các chất diệt cỏ mà trụ cột là chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ nhằm 3 mụcđích như sau:

+ Phát quang để tấn công

Với mục đích này, việc khai quang (công tác 20T) được tiến hành tập trung vào các vùng căn cứ địa của Cách mạng (như chiến khu c, chiến khu Đ ở miền Đông Nam bộ, chiến khu Dương Minh Châu ở Bắc và Đông Bắc Tây Ninh, đặc khu rừng Sác, Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh…), đường mòn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới với việc phát hiện từ trên không và tổ chức tấn công từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyền và thông tin liên lạc của ta. Để tạo thành những vùng trắng, sau khi dùng các chất diệt cỏ để khai quang, quân đội Mỹ thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu rừng mà họ thấy cần thiết. Đây là phương thức tác chiến rất dã man, hủy hoại môi trường sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ mới phục hồi lại được. Không những thế, nhiệt độ cao của bom napal còn tạo nên các dioxin thứ cấp với số lượng đáng kể ở những nơi đã phun rải các chất diệt cỏ chứa 2,4-D và 2,4,5-T.

+ Phát quang để phòng vệ

Để thực hiện mục tiêu này, việc khai quang (công tác 20P) được thực hiện ở những vành đai rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, khu vực trọng yếu, cơ sở hậu cần quan trọng, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của Mỹ – Ngụy nhằm phát hiện, ngăn chặn và chống phá sự xâm nhập, tấn công của quân ta.

+ Phá hoại mùa màng

Phá hoại mùa màng (công tác 2R) tập trung ở những nơi, những khu vực mà lực lượng cách mạng kiểm soát, tổ chức sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm phá hoại nền kinh tế tự cung, tự cấp tại chỗ của Cách mạng miền Nam Việt Nam.

Câu 5: Có bao nhiêu loại chất độc hóa học quân đội Mỹ đã sử dụng ở Nam Việt Nam? Số lượng như thế nào?

Trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến tháng 10 năm 1971, quân đội Mỹ đã thử nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000 tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng (Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là những chất chứa tạp chất dioxin.

Số lượng các chất chủ yếu được đánh giá như sau:

– Chất CS: 9.000 tấn

– Các chất diệt cỏ: 77 triệu lít (95.000 tấn)

Trong đó:

TT

TÊN

KHỐI LƯỢNG

Chất da cam

49,3 triệu lít (63.100 tấn)

Chất trắng

20,6 triệu lít (23.100 tấn)

Chất xanh

4,7 triệu lít (6.200 tấn)

Chất tím, chất hồng, xanh mạ

2,4 triệu lít (2.600 tấn)

Câu 6: Quân đội Mỹ đã tàng trữ các chất diệt cỏ ở đâu? Hiện nay ở những nơi đó có còn các chất này không?

Các chất diệt cỏ thường được tàng trữ ở các kho trung chuyển tại các cảng các kho và tổng kho của quân đội Mỹ-Ngụy theo phân cấp. Các bãi tàng trữ chính là ở các sân bay quân sự: Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát, Nha Trang. Các sân bay lớn vừa là nơi tàng trữ, nạp các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun rải, vừa là nơi rửa máy bay sau phun rải như sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát.

Hiện nay, không thấy có thông tin về sự hiện diện của các chất diệt cỏ ở những nơi trước đây đã tàng trữ các chất này, song dấu tích của chúng còn tồn lại ở một số khu vực ở các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và có thề ở một sổ địa điểm khác nữa.

Câu 7: Quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện gì để phun rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam?

Để sử dụng chất độc CS, quân đội Mỹ đã sử dụng các phương tiện, vũ khí khác nhau: các loại lựu đạn CS, ống phóng và quấn chất nổ vào thùng phi chứa CS.

Đối với các chất diệt cỏ, quân đội Mỹ sử dụng các phương tiện: máy bay (vận tải, trực thăng), xe phun, bình phun, nhưng chủ yếu là máy bay vận tài C-123, vì phun rải bằng máy bay tạo được khu vực nhiễm độc rộng lớn. Mỗi phi xuất C-123 tạo được một vệt các chất diệt cỏ rộng 80 – 100 m, dài 15 – 18 km chỉ trong vòng 5-7 phút.

Câu 8: Những công ty nào đã sản xuất và cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam?

Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Mỹ, theo thống kê chưa đầy đủ, có tất cả 37 công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất và cung ứng hóa chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ và các đồng minh sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như: Công ty hóa chất Dow, Công ty hóa chất Monsanto, Tập đoàn Hercules, Công ty hóa chất Occidental, Công ty hóa chất Thompson Hayward, Công ty hóa chất Uniroyal, Tập đoàn hóa chất Diamond Shamrock, Tập đoàn Ansul, Công ty Pharmacia, Công ty Maxus Energy, Tập đoàn Harcros, Tập đoàn Uniroyal, Công ty Diamond Alkali, Công ty hóa chất Thompson, Công ty hóa chất ABC 1-100 …

Câu 9: Những khu vực nào bị phun rải nặng nhất ở Nam Việt Nam?