Chức năng của hồng cầu là gì

Vòng đời của hồng cầu

Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương và phát triển qua nhiều giai đoạn:

  • Tiền nguyên hồng cầu

  • Nguyên hồng cầu ưa kiềm

  • Nguyên hồng cầu đa sắc

  • Nguyên hồng cầu ưa acid

  • Hồng cầu lưới

  • Hồng cầu trưởng thành

Các giai đoạn phát triển từ tế bào tiền nguyên hồng cầu đến hồng cầu lưới đều diễn ra trong tuỷ xương. Sau đó hồng cầu lưới được phóng thích ra máu ngoại vi 24 – 48 giờ thì mạng lưới biến mất và trở thành hồng cầu trưởng thành. Theo thời gian màng hồng cầu mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ của lách.

Hồng cầu bình thường có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày, ước tính theo quy luật mỗi ngày có đến 200 – 400 tỷ hồng cầu chết đi. Hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở gan và lách, sau đó tủy xương sẽ tiết ra một đợt tế bào hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

Chỉ số đánh giá tế bào hồng cầu

Để tính toán chất lượng tế bào hồng cầu và đưa ra những chẩn đoán về thể trạng người bệnh, người ta sử dụng hai chỉ số chính:

Thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV)

Là chỉ số dùng để đánh giá kích thước hồng cầu: lớn, nhỏ hay bình thường. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 80 – 100 femtoliter (fl). Nếu sau xét nghiệm chỉ số MVP có dấu hiệu:

  • Thấp hơn bình thường: định bệnh hồng cầu nhỏ, thường gặp trong bệnh thiếu máu, Thalassemia, thậm chí là suy thận mạn tính hay nhiễm độc chì.

  • Cao hơn bình thường: định bệnh hồng cầu to, thường gặp ở những người nghiện rượu, bệnh gan, suy giáp, hoặc do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu.

Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH)

Là chỉ số dùng để đánh giá màu sắc hồng cầu: màu đậm, lợt hay bình thường. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 27 – 32 picogram (pg). Nếu sau xét nghiệm chỉ số MCH có dấu hiệu:

  • Nhỏ hơn bình thường: xác định bệnh hồng cầu nhược sắc (lợt màu). Thường gặp trong bệnh thiếu chất sắt hay người mang gen Thalassemia…

  • Cao hơn bình thường: xác định bệnh hồng cầu ưu sắc (đậm màu). Thường gặp ở những người nghiện rượu, bệnh lý gan, thiếu vitamin B12, acid folic..

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)

Là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình của huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu, giá trị MCHC bình thường ở trong khoảng từ 32% – 36%. Nếu sau xét nghiệm chỉ số MCHC có dấu hiệu:

  • Nhỏ hơn 32%: có thể cơ thể bạn đã bị thiếu máu.

  • Lớn hơn 36%: đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng hoặc do xuất hiện các yếu tố ngưng kết lạnh.

Cách gia tăng số lượng hồng cầu

Với một vòng đời chỉ độ 120 ngày, hồng cầu là một trong những loại tế bào được thay thế nhiều nhất trong cơ thể. Do vậy để sản sinh lượng hồng cầu đủ cho các hoạt động của cơ thể, vai trò dinh dưỡng, chế độ ăn rất quan trọng:

  • Bổ sung vitamin B12 trong thức ăn chủ yếu là thịt, trứng, sữa. Nhu cầu cần mỗi ngày là từ 1 – 3 mg.

  • Axit folic (hay vitamin B9) hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu bình thường. Thường có trong các ngũ cốc, đậu, loại rau xanh màu đậm, trái cây như chuối, dưa gang, chanh, cũng như dồi dào trong gan, thận bò.

  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt như: các loại hạt, đậu phụ, gan, thịt đỏ (bò, cừu,..), hàu, trai, sò điệp, ốc, quả lựu, củ cải đường,….Ngoài ra có thể bổ sung sắt thông qua thực phẩm chức năng như viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều 50 -100 mg, có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.

  • Vitamin A (Retinol) giúp cho sự phát triển tế bào gốc của hồng cầu trong tủy xương, giúp tế bào hồng cầu đang phát triển có thể tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin. Vitamin A thường có trong khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau lá xanh đậm, các loại hoa quả như bưởi, dưa hấu, dưa vàng..

Ngoài ra người bệnh cần chú ý hướng tới lối sống lành mạnh:

  • Tập thể dục hàng ngày: tốt cho những người có nồng độ tế bào hồng cầu thấp. Các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội giúp cơ thể thấm mệt và nạp thêm một lượng lớn oxy, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin.

  • Bỏ thói quen xấu (hút thuốc, uống rượu bia): Hút thuốc lá có thể cản trở tuần hoàn máu khiến máu khó lưu thông đúng cách và khó đưa khí oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Việc tiêu thụ đồ uống chứa cồn có thể khiến máu đặc và chậm lưu thông, dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm sản sinh tế bào hồng cầu và sản sinh ra tế bào hồng cầu chưa trưởng thành.

  • Truyền máu nếu cần thiết: Nếu cảm thấy cơ thể thiếu máu trầm trọng mà việc hấp thụ qua ăn uống không khả quan, bạn có thể đề xuất bác sĩ khám và chỉ định truyền máu nếu cần thiết.

  • Khám sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe thường xuyên tối thiểu 1 lần/năm là cách tốt nhất để biết tình trạng số lượng tế bào hồng cầu. Thông qua xét nghiệm máu ta có thể sàng lọc vấn đề tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tế bào hồng cầu thấp.

Xem thêm:

  • Hồng cầu sống được bao lâu thì chết?
  • Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

  • Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?