Xuất khẩu hàng hóa là gì

Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, thu hút nhiều ngoại tệ và đóng góp nhiều vào GDP quốc gia. Doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến xuất khẩu, ưu nhược điểm của các kênh xuất khẩu chính? Cùng GoEXPORT tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau.

Xuất khẩu hàng hóa cùng goexport

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Khái niệm xuất khẩu hàng hóa là hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở một nước và bán cho người mua ở nước khác. Xuất khẩu cùng với nhập khẩu tạo nên thương mại quốc tế.

Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Hàng hóa xuất khẩu là một phần quan trọng của nền kinh tế. Nó cho phép các cư dân của đất nước sản xuất hàng hóa, thuê người sản xuất, xuất khẩu và thu ngoại tệ. Mặt khác, nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa họ mua vì những hàng hóa này có nguồn cung thiếu hụt trong nước.

Ví dụ Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, xuất khẩu gạo đến các nước có nhu cầu về gạo. Các nước mua gạo này do điều kiện đất đai không thích hợp trồng lúa nên phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Xem thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết

Các phương thức xuất khẩu phổ biến

Hiện nay, có 3 phương pháp vận chuyển để xuất khẩu sản phẩm của bạn sang một quốc gia khác.

Các phương thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến
Các phương thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến

Vận chuyển bằng đường bộ

Có những quốc gia chỉ cách nhau bằng đường bộ, vì vậy xuất khẩu hàng hóa bằng xe tải lớn là một lựa chọn tốt hơn, đặc biệt nếu quốc gia tiếp nhận có kho hàng hóa, sẵn sàng phân phối đến các khu vực khác nhau.

Ví dụ như Việt Nam thường xuất khẩu bằng đường bộ sang các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào… Nếu sản phẩm cần xuất khẩu đến một quốc gia ngăn cách bởi biển, chỉ có hai lựa chọn là đường biển và đường hàng không.

Vận tải đường bộ là cách nhanh nhất, nhưng nó chỉ hoạt động nếu khách hàng của bạn là các quốc gia lân cận của bạn. Và xe tải không chở được nhiều hàng như xe container hoặc tàu biển. Chi phí vận chuyển cao nhất là sử dụng máy bay, và bạn nên lên lịch trình vận chuyển chặt chẽ, có thể trước hàng tháng.

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng GoEXPORT?

Vận chuyển bằng máy bay chở hàng

Thông thường, các nhà xuất khẩu sẽ sử dụng vận chuyển hàng bằng máy bay để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng, chẳng hạn như trái cây, thực phẩm và hoa vì thời gian vận chuyển của máy bay nhanh nhất trong 3 phương thức khi phải vận chuyển xa. Đồ chơi, đồ không dễ hỏng và quần áo thường được vận chuyển qua đường biển.

Vận chuyển bằng máy bay nhanh hơn so với đường biển, và nó thường được sử dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng không thể chờ đợi lâu. Do đó, các mặt hàng được xuất qua phương thức này thường đắt hơn nhiều do chi phí vận chuyển cao.

Vận chuyển bằng tàu biển

Không có cách vận chuyển nào là tốt nhất để xuất khẩu sản phẩm của bạn. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Ví dụ, vận chuyển bằng đường tàu biển là một phương pháp xuất khẩu chi phí thấp và thường được sử dụng để xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa có thể kéo dài hàng tháng trên biển.

Ví dụ về hình thức vận chuyển này là xuất khẩu vật liệu làm từ nhựa, vật liệu xây dựng như thép hoặc các sản phẩm may sẵn như quần áo. Thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến, xử lý có thể được xuất khẩu bằng phương pháp này.

Các kênh xuất khẩu chính – Ưu nhược điểm

Trước đây, từng có lúc xuất khẩu chỉ có một kênh duy nhất. Đó là B2B, viết tắt của hình thức bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Ví dụ Doanh nghiệp của bạn bán hàng thực phẩm cho siêu thị Walmart của Mỹ, sau đó Walmart sẽ phụ trách phân phối các sản phẩm này cho chuỗi siêu thị của mình.

Ưu nhược điểm các kênh xuất khẩu chính
Ưu nhược điểm các kênh xuất khẩu chính

Ngày nay xuất khẩu được chia làm 2 phương pháp là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp

Trong xuất khẩu trực tiếp (hoặc bán hàng trực tiếp), nhà sản xuất làm việc trực tiếp với người mua mà không qua trung gian. Thông thường, nhà sản xuất làm ăn, kinh doanh với chính phủ hoặc một công ty tư nhân lớn ở nước nhập khẩu. Một số doanh nghiệp cũng mở chi nhánh nước ngoài của công ty tại quốc gia mà họ dự định mở rộng hoặc có đại diện kinh doanh tại nước đó.

Với xuất khẩu trực tiếp, công ty xuất khẩu sẽ xử lý tất cả các giao dịch với khách hàng và đàm phán với các doanh nghiệp quốc tế. Điều này bao gồm việc tự chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm được khách hàng mới, thiết lập hợp đồng, hoạt động tiếp thị, bán các mặt hàng và giao dịch với logistic, hậu cần và thanh toán quốc tế.

Mặc dù xuất khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm, nhưng nó có thể hơi khó khăn, đặc biệt là đối với những nhà xuất khẩu mới bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Người bán cần phải tự tìm đối tác và xây dựng mối quan hệ với đối tác của chính mình.

Thông qua Internet, việc xuất khẩu trực tiếp đã trở nên dễ dàng hơn. Amazon, eBay và AliExpress, Alibaba.com là những ví dụ về bán hàng trực tiếp. Ví dụ như thông qua sàn thương mại điện tử Alibaba.com, bạn có thể tìm đối tác mua hàng trực tiếp từ 240 quốc gia trên thế giới, bạn chỉ cần đàm phán giá cả, chuẩn bị hàng hóa và xuất khẩu sang cho khách hàng.

Xuất khẩu hàng hóa trực tiếp không qua trung gian
Xuất khẩu hàng hóa trực tiếp không qua trung gian

Ưu điểm

Dưới đây là một số lợi thế hàng đầu của xuất khẩu trực tiếp:

  • Mức độ kiểm soát cao hơn đối với tất cả các giai đoạn của quá trình thương mại và giao dịch.
  • Loại bỏ trung gian và bạn sở hữu tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Bạn xây dựng và sở hữu các mối quan hệ khách hàng của mình.
  • Linh hoạt hơn trong các hoạt động tiếp thị của bạn.
  • Trải nghiệm thực tế giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về thị trường để tăng khả năng cạnh tranh của mình.
  • Làm việc trực tiếp với người mua giúp xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Nhược điểm

Mặc dù bạn chắc chắn có thể thu được nhiều lợi nhuận từ việc điều hành một doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, nhưng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Khó khăn cho người bán có ít kinh nghiệm và nguồn lực hạn chế.
  • Cần đầu tư tài chính cao hơn để thực hiện tất cả các nỗ lực xuất khẩu.
  • Yêu cầu các phòng ban có kiến ​​thức chuyên môn.
  • Nhiều trách nhiệm hơn và mức độ rủi ro cao hơn.
  • Bạn phải tìm người mua và xây dựng cơ sở khách hàng của riêng bạn.

Đối với các nhà sản xuất nhỏ và các công ty mới thành lập không có đủ cơ sở hạ tầng và kiến ​​thức về xuất khẩu vào thị trường nước ngoài, họ có thể cảm thấy rằng bên trung gian đáng giá và do đó chọn mô hình xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu gián tiếp (hay bán hàng gián tiếp)

Là hình thức bạn xuất khẩu qua một công ty trung gian như công ty thương mại xuất khẩu ETC (Export Trading Companies) hoặc các công ty quản lý xuất khẩu – EMC (Export management companies). Họ sẽ tìm kiếm người mua từ các quốc gia khác và sau đó đặt hàng cho Doanh nghiệp của bạn.

Với tư cách là nhà sản xuất, bạn cung cấp các mặt hàng cho EMC, và sau đó EMC sẽ xử lý logistics, hậu cần xuất khẩu cho doanh nghiệp của bạn với một mức phí nào đó. Vì xuất khẩu gián tiếp liên quan đến người trung gian đảm nhận gần như tất cả các hoạt động xuất khẩu, nên việc thâm nhập thị trường nước ngoài là cách ít tốn kém nhất và nhanh nhất đối với các công ty nhỏ.

Ưu điểm

Chọn cách tiếp cận gián tiếp để xuất khẩu, một doanh nghiệp thường có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao dịch quốc tế. Dưới đây là một số lợi ích xuất khẩu gián tiếp:

  • Công việc xuất khẩu được xử lý bởi bên trung gian, từ vận chuyển quốc tế đến các khía cạnh pháp lý và tài chính của thương mại toàn cầu, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về điều đó.
  • Không yêu cầu kinh nghiệm hoặc kiến ​​thức về xuất khẩu và không cần hoặc thuê thêm rất ít nhân sự phục vụ xuất khẩu.
  • ETC và ECM có thể khai thác các mối quan hệ đối tác họ hiện có, giúp bạn mở rộng ra toàn cầu nhanh hơn và tăng doanh số bán hàng của mình.
  • Ít giới hạn hơn về nước bạn có thể xuất khẩu.
  • Bạn không phải đầu tư thời gian và ngân sách để tìm người mua hàng của bạn.

Nhược điểm

Mặc dù xuất khẩu gián tiếp có những lợi ích, nhưng sau đây là những nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp.

  • Bạn sở hữu tỷ suất lợi nhuận ít hơn, vì lợi nhuận sẽ được chia cho nhà xuất khẩu hoặc đại lý trung gian xuất khẩu.
  • Bạn có ít quyền kiểm soát hơn đối với giá cả của sản phẩm và cách thương hiệu và sản phẩm của bạn được hiện diện trên toàn thế giới.
  • Việc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào năng lực của trung gian. Nếu trung gian xuất khẩu có năng lực kém, sẽ ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu và bán hàng của công ty bạn.
  • Bạn không được sở hữu các mối quan hệ với khách hàng.
  • Bạn không thể tìm hiểu thực tế về thị trường xuất khẩu và hiểu biết về xu hướng thị trường, người tiêu dùng ở nước nhập khẩu.

Nói chung xuất khẩu gián tiếp phù hợp nhất với các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia xuất khẩu và thương mại quốc tế hoặc không có đủ nguồn lực để xây dựng đội ngũ, phòng ban xuất khẩu chuyên biệt.

GoEXPORT – Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu về xuất khẩu hàng hóa là gì? Các ưu nhược điểm của các kênh xuất khẩu chính.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xuất khẩu an toàn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí mùa dịch thì hãy chọn giải pháp GoEXPORT. Khi sử dụng gói dịch vụ GoEXPORT đến từ GoSELL, doanh nghiệp của bạn sẽ được tham gia sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới Alibaba.com và tìm kiếm khách hàng xuất khẩu đến từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

GoEXPORT - Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp
GoEXPORT – Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp

Aibaba.com có nhiều công cụ hữu ích cho nhà xuất khẩu. Bạn không cần lo lắng về rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp với khách hàng quốc tế khi các tin nhắn, thông tin gian hàng của bạn được tự động dịch và chuyển đổi sang 16 ngôn ngữ phổ biến. Kết hợp với các công cụ triển lãm online, báo giá chủ động RFQ, quảng cáo từ khóa, tiếp thị thông minh…bạn sẽ dễ dàng tìm được khách mua hàng toàn cầu.