Để kinh doanh các doanh nghiệp cần có vốn để hoạt động, vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề đầu tiên và có thể nói là vấn đề khá quan trọng xuất hiện ngay khi mỗi chúng ta lên ý tưởng khởi nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì và những quy định của pháp luật hiện hành xoay quan vấn đề vốn điều lệ ra sao? Cùng Luật Hoàng Phi phân tích như sau:
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần (Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014)
Nhiều người hiểu vốn điều lệ chỉ là vốn ban đầu khi công ty đăng ký thành lập. Đây là một cách hiểu sai lầm, vốn điều lệ là vốn của công ty từ thời điểm đăng ký thành lập và xuyên xuất thời gian công ty hoạt động.
Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ tiếng Anh là gì?
Vốn điều lệ tiếng Anh là Charter capital, cũng có trường hợp từ Authorized capital cũng được dịch là Vốn điều lệ, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là Charter capital: Vốn điều lệ.
Quy định pháp luật về vốn điều lệ công ty như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:
– Khả năng tài chính hiện có và khả năng huy động vốn thêm của cá nhân, tổ chức;
– Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
– Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
– Dự án ký kết với đối tác…
Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Một vấn đề nữa liên quan trực tiếp đến vốn điều lệ của công ty là : Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:
Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
Với trường hợp doanh nghiệp thành lập từ 01/07 thì chỉ phải đóng ½ mức thuế môn bài của năm đó.
Vốn pháp định thành lập công ty là gì?
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu để công ty có thể đăng ký kinh doanh ngành , nghề mà pháp luật quy định một mức vốn cụ thể để có thể hoạt động hợp pháp ngành, nghề đó. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.
Ví dụ: Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu vốn pháp định của công ty là 30 tỷ đồng. Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 30 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa.
Có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty không?
Không phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty. Đây là mức vốn doanh nghiệp dự định đăng ký, trường hợp không góp đủ trong thời hạn quy định, doanh nghiệp phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh.
Pháp luật có quy định vốn điều lệ tối thiểu, vốn điều lệ tối đa không?
Pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa. Nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn vấn đề này với vốn pháp định của doanh nghiệp nhưng cần tách bạch hai loại vốn này.
Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, …, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ công ty để phù hợp với tình hình kinh doanh công ty,
Vốn pháp định đăng ký phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tối thiểu là một con số nhất định theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào… để đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ có thể góp bằng tài sản khác ngoài tiền được không?
Câu trả lời là có. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và các quyền sở hữu trí tuệ.
– Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại).
– Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật
Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?
Theo quy định Luật doanh nghiệp 2014: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu trong trường hợp công ty có thành viên chưa góp đủ số vốn theo quy định thì trong thời hạn luật định, công ty phải thực hiện điều chỉnh số vốn điều lệ đã đăng kí với sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đăng kí hoạt động.
Luật Hoàng Phi tư vấn, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ công ty
Không chỉ có thắc mắc vốn điều lệ thành lập công ty mà trong quá trình hoạt động công ty, cá nhân, tổ chức thường có nhiều thắc mắc về vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp.
Giữa muôn vàn các công ty Luật , dịch vụ pháp lý lớn nhỏ trên cả nước, để một Hãng Luật như chúng tôi tồn tại và phát triển lâu dài như hiện nay, không chỉ bởi một bộ máy chuyên nghiệp từ lãnh đạo tới chuyên viên mà còn bởi chất lượng dịch vụ và sự tin tưởng mà khách hàng đã dành cho Luật Hoàng Phi. Những vướng mắc cả quý khách liên quan đến vấn đề vốn điều lệ thành lập công ty, quý khách có thể yêu cầu trực tiếp Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ :
– Tư vấn hình thức góp vốn bằng tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản;
– Tư vấn trường hợp nào phải chứng minh đã góp đủ vốn điều lệ;
– Tư vấn trường hợp không góp đủ vốn điều lệ thành lập công ty phải xử lý thế nào;
– Tư vấn thủ tục tăng hoặc giảm vốn điều lệ công ty;
– Tư vấn thủ tục rút vốn của thành viên/cổ đông sau khi đã góp vốn điều lệ;
– Tư vấn trách nhiệm của thành viên, cổ động tương ứng với mức góp vốn điều lệ công ty;
– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến vốn điều lệ công ty;
Khách hàng còn thắc mắc về vốn điều lệ công ty và muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ :
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.150.868
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Email: [email protected]