Vận tốc trung bình là gì

Vận tốc là một khái niệm rất quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong thực tế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vận tốc là gì? Chính vì thế bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến vận tốc.

Vận tốc là gì?

Vận tốc là một đại lượng vật lý cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và nó được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Trong vật lý, vận tốc của một vật được biểu diễn bằng vector có thể hiểu là đoạn thẳng có hướng. Độ dài của vector vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và chiều của vector biểu thị chiều của chuyển động.

Khái niệm vận tốc là gì đã được học trong chương trình Vật Lý lớp 8
Khái niệm vận tốc là gì đã được học trong chương trình Vật Lý lớp 8

Vận tốc tiếng Anh nghĩa là “velocity”

Trong thực tế vận tốc được sử dụng để đo lường tốc độ chuyển động của xe cộ, tốc độ chạy hay tốc độ di chuyển của mọi vật trong cuộc sống.

Vận tốc còn đóng vai trò phản ánh hiệu quả hoạt động của các phương tiện, thiết bị hay của con người.

Ví dụ như vận tốc được ứng dụng trong việc đo tốc độ của máy bay sẽ giúp tính được mất khoảng thời gian bao lâu thì có thể đi hết quãng đường cho trước.

Vận tốc của máy bay Boeing 777 là 945 km/h, Boeing 787-9 là 903 km/h.

Công thức tính vận tốc

Trong kiến thức toán lớp 5 vận tốc quãng đường thời gian được tính như sau:

v = s/t

Trong đó ta có:

  • v: là kí hiệu của vận tốc (m/s, km/h)
  • s: là độ dài quãng đường đi được (m, km)
  • t: là khoảng thời gian đi hết quãng đường đó (s, h)

Ta đọc công thức trên như sau: vận tốc bằng quãng đường chia thời gian

Từ công thức tính vận tốc ta có thể suy ra được công thức tính thời gian và quãng đường như sau:

Công thức tính thời gian: t = s/v (quãng đường và vận tốc được biết trước)

Công thức tính quãng đường: s = v*t (vận tốc và quãng đường được biết trước)

Cách tính vận tốc toán lớp 5 cũng là cách tính chung của vận tốc trong chuyển động thẳng.

Tốc độ là gì? Tốc độ và vận tốc có giống nhau không?

Nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm tốc độ và vận tốc nhưng 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Trong vật lý, tốc độ được hiểu là độ nhanh hay chậm của chuyển động trong một thời gian nhất định. Nó là độ lớn vô hướng của vận tốc.

Tốc độ quyết định độ nhanh hay chậm của đối tượng.

Khác với tốc độ, vận tốc là đại lượng vector không chỉ cung cấp thông tin về độ lớn mà còn về hướng của đại lượng.

Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?

Độ lớn của vận tốc cho ta biết được mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Độ lớn của vận tốc có ý nghĩa gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
Độ lớn của vận tốc có ý nghĩa gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Cần lưu ý rằng, khi chuyển động trên một quãng đường giống nhau, chuyển động nào càng mất ít thời gian hơn thì chuyển động đó càng nhanh. Hoặc khi chuyển động trong cùng một khoảng thời gian, chuyển động nào đi được quãng đường lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Vận tốc trung bình là gì?

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu vận tốc là gì rồi. Ở phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một khái niệm được sử dụng rất nhiều trong thực tế đó vận tốc trung bình.

Vận tốc trung bình là được hiểu đơn giản là vận tốc của vật thay đổi theo thời gian. Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định là tỉ số giữa thay đổi vị trí trong thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.

Công thức tính vận tốc trung bình:

Vận tốc trung bình được tính bằng công thức: Vtb = S/t

Trong đó:

  • vtb là vận tốc trung bình
  • S là tổng độ dài quãng đường đi được
  • t là tổng thời gian đi hết quãng đường đó

Ví dụ bài tập tính vận tốc trung bình

Có một xe chuyển động từ A về B. Trong khoảng 3/4 quãng đường đầu, xe chuyển động với vận tốc là 36km/h. Trong thời gian 10 phút, xe đi hết được quãng đường còn lại với vận tốc là 24km/h. Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là bao nhiêu

Lời giải:

Ta có độ dài quãng đường sau là S2 = t2.v2 = 24. 1/6 = 4km.

Độ dài 3/4 quãng đường đầu là S1 = 3S2 = 12km.

Tổng độ dài quãng đường AB là S = S1 + S2 = 12 + 4 = 16km.

Thời gian đi hết quãng đường đầu là t1¬ = 12/36 = 1/3 (h)

Tổng thời gian đi hết quãng đường AB là t = t1 + t2 = 1/3 + 1/6 = 1/2 (h)

Vận tốc trung bình là v = S/t = 16/(1/2) = 32km/h

Một số vận tốc thường gặp

Vận tốc ánh sáng

Việc tìm ra vận tốc ánh sáng có vai trò vô cùng quan trọng làm nền tảng cho các khái niệm hiện đại về không gian cũng như thời gian, dựa trên tiền đề vận tốc ánh sáng trong chân không là không đổi.

Vận tốc ánh sáng bằng 299.792.458 m/s và ký hiệu bằng chữ “c”. Tuy nhiên, ta có vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s.

Vận tốc ánh sáng là tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ trong chân không
Vận tốc ánh sáng là tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ trong chân không

Vận tốc bóng tối

Theo nhà vật lí học Neil DeGrasse Tyson, bóng tối không có sự tồn tại của ánh sáng nên nó không có vận tốc bóng tối ở bất kỳ khía cạnh nào của khoa học.

Vận tốc âm thanh

Vận tốc âm thanh là vận tốc lan truyền sóng âm thanh thuộc loại sóng dọc trong một môi trường truyền âm. Vận tốc này thay đổi tùy thuộc và môi trường truyền âm.

Ví dụ vận tốc truyền âm trong không khí chậm hơn khi truyền trong nước. Còn trong chân không thì âm thanh không truyền đi được.

Vận tốc quay của Trái Đất

Như chúng ta biết rằng, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên vận tốc quay của Trái Đất còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái Đất. Trong đó, khi ở xích đạo thì tốc độ quay của Trái Đất khoảng 1.657km/h. Tốc độ này được so sánh bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu.

Vận tốc dòng điện

Trong vật lý không tồn tại khái niệm này mà chỉ có tốc độ lan truyền của dòng điện.

Vận tốc truyền sóng điện từ

Sóng điện từ được biết đến nhiều trong lĩnh vực truyền thông, kết nối wifi, truyền tín hiệu,… Vận tốc truyền sóng điện từ được đo chính xác nhất khi ở trong môi trường chân không là c = 299.792.458 m/s. Nó có giá trị tương đương với vận tốc ánh sáng.

Vừa rồi là bài viết chia sẻ kiến thức vận tốc là gì cũng như những khái niệm khác liên quan đến vận tốc. Qua bài viết, hi vọng bạn đã biết được công thức tính vận tốc và vận dụng được vào trong thực tế.