Tư duy trừu tượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người từ thấp đến cao hay từ đơn giản đến phức tạp. Hãy cùng NLP Việt Nam tìm hiểu khái niệm tư duy trừu tượng là gì trong bài viết sau.
Tư duy trừu tượng là gì?
Tư duy trừu tượng (hay còn gọi là nhận thức lý tính) là mức độ nhận thức tiếp theo của trực quan sinh động. Đây là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
NLP được sáng tạo ra không nhằm mục đích nào khác đó là giúp mọi người có thể khai thác tối đa tiềm năng của bản thân một cách mạnh mẽ và chính xác nhất. Quan điểm của NLP rất rõ ràng đó là nếu bạn người khác làm được những điều phi thường thì sẽ có công thức để làm được điều đó. Và khi đã có công thức thì có nghĩa là bạn cũng có thể làm được những điều phi thường đó.
Khái niệm tư duy trừu tượng
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy sáng tạo, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm tư duy trừu tượng có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
Phán đoán
Hình thức 2 của tư duy trừu tượng là phán đoán. Đây là liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Ví dụ tư duy trừu tượng, “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
Theo trình độ phát triển của nhận thức tư duy não bộ, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây tư duy trừu tượng phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán tư duy sáng tạo chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, ví dụ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.
Suy luận
Hình thức cuối cùng của tư duy trừu tượng là suy luận. Đó là liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Ví dụ tư duy trừu tượng với việc học tập, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn nhờ sức ảnh hưởng của tư duy sáng tạo hiệu quả.
Thông qua việc tìm hiểu khái niệm tư duy trừu tượng ta nhận thấy vai trò rất lớn của nó trong việc hình thành ngôn ngữ tư duy của con người. Vậy vai trò của tư duy trừu tượng với việc học tập là gì? Ứng dụng như thế nào? Hãy tham gia các khóa học NLP Việt Nam để hiểu rõ các vấn đề này.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn để được hỗ trợ miễn phí:
SĐT: 0936 48 66 33 – 02438 238 720
Email: [email protected]
Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.