Từ chỉ sự vật là gì lớp 2

Ngôn ngữ nào cũng có từ chỉ sự vật, hiện tượng. Tiếng Việt nổi bật hơn với từ vựng phong phú và đa nghĩa, nhiều lớp nghĩa, và nhiều từ đồng nghĩa. Trong tiếng Việt, từ chỉ sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là từ loại nào? Khái niệm sự vật là gì? Trong bài viết này sẽ giải đáp cho bạn. Bên cạnh đó chúng mình sẽ cùng giải đáp những bài tập ứng dụng về sự vật trong sách tiếng Việt lớp 2, lớp 3.

Bạn đang xem: Từ chỉ sự vật là gì

Sự vật là gì?

Mục lục

Luyện từ và câu lớp 2. Từ chỉ sự vậtLuyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm.Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánhLuyện từ và câu lớp 3: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh

Khái niệm về sự vật là gì?

Sự vật được định nghĩa là những danh từ chỉ con người, cây cối, đồ vật, hiện tượng, khái niệm.

Trong từ điển tiếng Việt, sự vật là danh từ chỉ những cái tồn tại được nhờ nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác.

Nói tóm lại, sự vật là những thứ tồn tại hữu hình, nhận biết được.

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật là một phần của hệ thống danh từ. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa phương, tên địa danh….

Ví dụ như: Giáo viên, nghệ sĩ, học sinh, bút, thước, điện thoại, cây cối, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm, Hà Nội….

– Danh từ chỉ người. Danh từ chỉ người nằm trong một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp của một người.

– Danh từ chỉ đồ vật. Danh từ chỉ đồ vật là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ như bút, thước, sách, vở, cuốc, xẻng, gậy, máy tính…

– Danh từ chỉ con vật. Chỉ muông thú, sinh vật tồn tại trên trái đất. Ví dụ như con trâu, con bò, con mèo, con chuột…

– Danh từ chỉ hiện tượng. Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian, các hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất… Và các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức…

– Danh từ chỉ khái niệm. Là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa…). Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn…

Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe…

Ví dụ như: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng…

– Danh từ chỉ đơn vị. Hiểu theo nghĩa rộng, danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi… Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu… Ví dụ: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang… Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó, những, nhóm… Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành…

Tổng quát: Có nhiều dạng từ chỉ sự vật để phân biệt như:

– Từ chỉ người: bộ đội, công nhân, cô giáo, bác sĩ, bố mẹ, ông bà, bạn, anh chị…

– Đồ vật: ô tô, máy bay, bàn học, quyển sách, nồi cơm, chén bát, cây bút…

– Con vật : con voi, con trâu, con bò, con kiến, con muỗi…

– Cây cối: cây dừa, cây mía, cây nhãn, cây xoài…

– Hiện tượng: mưa, sấm chớp, nắng, bão, lốc xoáy…

– Khái niệm: tác phẩm…

Luyện từ và câu lớp 2. Từ chỉ sự vật

Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? trang 26, 27 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong hình vẽ

Tìm những từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối…) được vẽ dưới đây:

Xem tranh và trả lời câu hỏi.

Phương pháp giải:

Em quan sát các tranh và gọi tên người, đồ vật, con vật, cây cối.

Lời giải chi tiết:

– Từ chỉ người: bộ đội (tranh 1) , công nhân (tranh 2).

– Đồ vật: ô tô (tranh 3), máy bay (tranh 4)

– Con vật : con voi (tranh 5), con trâu (tranh 6)

– Cây cối: cây dừa (tranh 7), cây mía (tranh 8)

Câu 2: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng

Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau:

bạn thân yêuthước kẻdàiquý mếncô giáochàothầy giáobảngnhớhọc tròviếtđinaidũng cảmcá heophượng vĩđỏsáchxanh

Phương pháp giải:

Em tìm những từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

Lời giải chi tiết:

Từ chỉ sự vật là: bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.

(Đáp án được bôi đậm).

Câu 3: Đặt câu “Ai là gì” theo mẫu

Đặt câu theo mẫu dưới đây:

Ai (hoặc cái gì? con gì?)là gì?Bạn Vân Anhlà học sinh lớp 2 A

Phương pháp giải:

Câu theo mẫu Ai là gì ? dùng để giới thiệu, nhận xét hoặc giải thích.

Lời giải chi tiết:

Ai (hoặc cái gì? con gì?)là gì?Emlà con út trong nhà.Bố emlà kĩ sư.Cô bạn Minhlà y tá.Con mèolà con vật em yêu thích nhấtMôn vănlà môn học em thích nhấtMưalà thời tiết em ghét nhấtĐạo đứclà nhân phẩm quan trọng nhất

Luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm.

Phương pháp:

-Tìm từ chỉ sự vật: con người, đồ vật, cây cối, con vật.

Xem thêm: Trào Lưu Quote Là Gì ? Nghĩa Của Từ Quote Trong Tiếng Việt Ý Nghĩa Của Chúng Theo Từng Trường Hợp

– Điền dấu chấm để ngắt câu bằng cách đọc kĩ đoạn văn và ngắt hơi tự nhiên.

Câu 1

Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột ba từ)

Gợi ý và đáp án.

Câu 2

Đặt và trả lời câu hỏi về:

a) ngày, tháng, năm

– Hôm nay là ngày bao nhiêu?

– Tháng này là tháng mấy?

– Năm nay là năm bao nhiêu?

b) tuần, ngày, trong tuần (thứ…).

– Hôm nay là thứ mấy?

Giải thích chi tiết:

a)

– Hôm nay là ngày 17

– Tháng này là tháng 11

– Năm nay là năm 2020

b)

– Hôm nay là thứ Ba

Câu 3

Ngắt đoạn sau thành 4 câu rồi viết lại đúng chính tả

Lưu ý: Khi viết lại đoạn văn sau dấu chấm phải viết hoa.

Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về.

Giải thích chi tiết:

Trời mưa to. Hòa quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.

Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh

Luyện từ và câu – Tuần 15 trang 75 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt 3 tập 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh

Câu 1

Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết:

Lời giải chi tiết: Tày, Nùng, Thái, Ê-đê, H’mông, Dao, Chăm, Ba-na, Tà-ôi, Vân, Kiều, Khơ-mú, K’ho, Xtiêng…

Câu 2

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng …b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên … để múa hát.c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm … để ở.d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc …

Gợi ý: nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang.

Lời giải chi tiết:

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thangb) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

(Đáp án được bôi đậm).

Câu 3

Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

So sánh những cặp tranh trên đây.

Lời giải chi tiết:

Đáp án so sánh tranh.

Câu 4

Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống:

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như…. như… b) Trời mưa, đường đất sét trơn như…. c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như…

Lời giải chi tiết:

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy rab) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.

(Đáp án được bôi đậm).

Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh

Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt 3. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1

Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

“Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai”.

Gợi ý: Các từ chỉ sự vật như: con người, cây cối, đồ vật, con vật,…

Lời giải chi tiết: Các từ chỉ sự vật là: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.

Câu 2

Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.c) “Cánh diều như dấu “á”

Ai vừa tung lên trời”.

d)”Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nh

Hỏi rồi lắng nghe”.

Gợi ý: Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

a) Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.d) Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.

Như vậy khái niệm sự vật là gì đã được giải đáp. Những bài tập về sự vật giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm sự vật. Và các bạn nên nhớ rằng từ chỉ sự vật là danh từ nhé. Những từ loại như tính từ, động từ không được dùng để chỉ sự vật, mà nó để chỉ những đặc tính, hành động của sự vật.