Tổ chức kinh tế là đơn vị thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, duy sự tồn tại chung và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy tổ chức kinh tế được hiểu như thế nào, đặc điểm và các hình thức của nó tại Việt Nam ra sao?
*Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai 2013.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Tổ chức kinh tế là gì?
Hiện tại các văn bản pháp luật không có quy định rõ ràng về tổ chức kinh tế tuy nhiên theo quy định tại điểm 27 điều 3 luật đất đai 2013 quy định về tổ chức kinh tế như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Theo quy định trên có thể hiểu doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) và hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” thì chưa được rõ ràng. Xét cả bộ luật dân sự 2005 và bộ luật dân sự 2015 đều không có bất cứ một quy định nào giải thích khái niệm về tổ chức kinh tế mà đều đưa ra những nội dung hết sức chung chung. Như vậy, nếu dựa trên căn cứ là doanh nghiệp, hợp tác xã có thể thấy tổ chức kinh tế sẽ có một số đặc điểm như sau:
– Được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
– Có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện mục đích phát triển kinh tế
Xem thêm: Thực hiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
– Có điều lệ, cơ cấu tổ chức rõ ràng
– Có tên, địa chỉ cụ thể, có tài sản để hoạt động
– Có tư cách pháp nhân
– Không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Về cơ bản tổ chức kinh tế có nhiều điểm tương đồng với các tổ chức có tư cách pháp nhân, tuy nhiên xét trên các tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức kinh tế nằm trong phạm vi nhỏ hơn vì theo Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân được chia ra nhiều loại.
Có một điểm đáng lưu ý về khái niệm tổ chức kinh tế đáng lưu ý đó là “trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” , có thể thấy việc quy định tổ chức kinh tế để thực hiện các hoạt động quản lý nội bộ trong nước của nhà nước Việt Nam, vì lý do khái niệm tổ chức kinh tế loại bỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại không được coi là tổ chức kinh tế.
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định rõ “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” là những tổ chức như thế nào. Do vậy, việc xác định một tổ chức có phải là tổ chức kinh tế hay không chỉ căn cứ trên luật đất đai 2013. Đây không phải là một văn bản về quản lý kinh tế như Luật doanh nghiệp 2014, Luật thương mại 2005 hoặc luật đầu tư 2014 tuy nhiên sau khi kiểm tra các văn bản pháp luật thì đây là văn bản duy nhất quy định cụ thể về nội dung này. Do vậy, chúng tôi sẽ cập nhật các thông tin sớm nhất về “tổ chức kinh tế là gì” khi có các quy định cụ thể hơn.
2. Đặc điểm của tổ chức kinh tế:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Được cấp phép hoạt động và kinh doanh để phục vụ phát triển kinh tế. Một tổ chức kinh tế phải có điều lệ hoạt động và cơ cấu tổ chức rõ ràng. Các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ, số tài sản, mục đích hoạt động rõ ràng minh bạch. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Tổ chức kinh tế là doanh nghiệp, hợp tác xã không có vốn đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Điều kiện và thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam
3. Vai trò của các tổ chức kinh tế:
(1) Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động
Trong những năm gần đây, tổ chức kinh tế tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
(2) Tổ chức kinh tế tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua
Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng của các tổ chức kinh tế đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua.
(3) Tổ chức kinh tế phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành
– Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới. – Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn.
(4) Phát triển tổ chức kinh tế tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng,..
Xem thêm: Hình thức hợp đồng thuê tài sản gắn liền trên đất?
Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo,…).
4. Các hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế:
Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoản 27 điều 3 Luật Đất đai)
Tổ chức kinh tế là tổ chức lập ra với mục đích lợi nhuận thông qua kinh doanh, marketing …như các tập đoàn, các công ty liên doanh liên kết.., lợi nhuận là mục đích sau cùng của các tổ chức này.
*Các hình thức của tổ chức kinh tế
– Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
– Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
– Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
– Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
5. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Cùng với đầu tư theo hợp đồng thì đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp mà ở đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia hoạt động quản lý.
So sánh với các hình thức đầu tư gián tiếp khác như: mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư… thì đầu tư thành lập tổ chức kinh tế sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục đầu tư chặt chẽ hơn.
5.1. Chủ thể được đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
– Nhà đầu tư trong nước;
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
– Nhà đầu tư nước ngoài.
5.2. Điều kiện để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Theo đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện:
– Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư;
– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
– Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ:
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d.Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư cần nắm rõ 4 điều kiện trên để tiết kiệm thời gian chuẩn bị thủ tục hồ sơ, giấy tờ.