Cơ trong cơ thể mỗi con người chúng ta có chức năng như thế nào? Cấu tạo và tính chất của cơ có gì thú vị? Các bạn hãy cùng GiaiNgo khám phá và tìm hiểu ngay về cơ nhé!
Cấu tạo và tính chất của cơ
Để tìm hiểu rõ ràng nhất về cấu tạo và tính chất của cơ, hãy cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Được tài trợ
Cấu tạo và tính chất của bắp cơ và tế bào cơ
Bắp cơ và tế bào cơ có cấu tạo và tính chất khá đặc biệt. Cấu tạo của bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ. Có 2 loại tơ cơ là tơ cơ loại mảnh và loại dày. Tơ cơ dày thì có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối. Còn tơ cơ mỏng thì trơn và tạo nên vân sáng. Các sợi cơ này được bọc trong màng liên kết. Đặc biệt hơn nữa, hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp.
Được tài trợ
Tính chất của cơ
Tính chất của cơ chỉ đơn giản là co và dãn. Cơ co khi có sự tác động từ môi trường bên ngoài. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày thì được gọi là sự co cơ. Điều này sẽ khiến cho cơ ngắn lại và bắp cơ phình to ra.
Ngoài ra, sự co cơ còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, cơ thường co theo nhịp gồm 3 pha:
- Pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp.
- Pha co: 4/10 co ngắn lại và sinh công.
- Pha dãn: 1/2 thời gian, cơ bắt đầu phục hồi.
Ý nghĩa hoạt động co cơ
Hoạt động co cơ đem lại rất nhiều ý nghĩa và tốt cho sức khỏe mỗi chúng ta. Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động và con người lao động, di chuyển nhịp nhàng hơn. Sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ luôn tồn tại trong cơ thể con người.
Chủ đề liên quan: Cấu tạo và tính chất của xương
Câu hỏi bài tập cấu tạo và tính chất của cơ
Để tìm hiểu rõ hơn nữa về cơ, chúng ta hãy cùng nhau trả lời những bài tập về cấu tạo và tính chất của cơ ngay dưới đây nhé!
Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Tế bào có cấu tạo đặc biệt nhưng chỉ có một vài đặc điểm phù hợp với chức năng co cơ. Đặc điểm phù hợp đầu tiên là mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ lại gồm nhiều tế bào cơ. Các tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau.
Hơn thế nữa, mỗi đơn vị cấu trúc lại bao gồm các tơ cơ dày và mảnh xen kẽ nhau. Việc này sẽ giúp tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày và làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.
Khi chúng ta đi hoặc đứng, cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân đều cùng co nhưng không co tối đa. Cả hai cơ đối kháng đều co và chính điều này đã tạo ra thế cân bằng. Ở trạng thái cân bằng, hệ thống xương chân thẳng sẽ được giữ và để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?
Trường hợp cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đã sẽ không xảy ra đối với những người khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Nếu cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa thì các cơ này sẽ mất khả năng tiếp nhận kích thích.
Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa chỉ khi chúng ta nằm hoặc mất khả năng hoạt động như những người bị liệt.
Như vậy qua bài viết trên, các bạn cũng đã biết được cấu tạo và tính chất của cơ rồi phải không nào? Để cập nhật và nâng cao thêm vốn hiểu biết về đời sống, các bạn hãy theo dõi GiaiNgo thường xuyên hơn nhé!
Chủ đề tham khảo: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiên và phản xạ vô điều kiện