Tích tụ tư bản là gì

Tích tụ tư bản là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, tích tụ tư bản cũng đã chứng minh được vai trò của mình trong nền kinh tế các nước phương Tây làm cho phát triển cô cùng mạnh mẽ. Do đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận về tích tụ tư bản vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội là yêu cầu tất yếu của mọi đất nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu rõ tích tụ tư bản là gì?

Tích tụ tư bản là gì?

Vào thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và trở thành một hình thái xã hội tại Hà Lan, Anh. Sau đó, hình thái này đã phát triển nhanh chóng trên thế giới cùng với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thông kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Trong đó, tích tụ tư bản là một trong những đặc trưng cơ bản của tích tụ tư bản.

Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó. Một mặt, tích tụ tư bản yêu cầu tái sản xuất mở rộng và ứng dụng khoa học kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng thực hiện cho tích lũy tư bản. Hay nói dễ hiểu hơn tích tụ tư bản chính là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.

Do đó, để hiểu rõ tích tụ tư bản là gì? chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của tích lũy.

Nguồn gốc của tích lũy

Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, ta thấy tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản

Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư, đó là:

– Trình độ bóc lột sức lao động.

– Trình độ năng suất lao động xã hội.

– Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng.

– Quy mô tư bản ứng trước.

Tích tụ tư bản thường gắn liền với tập trung tư bản, phần tiếp theo của bài viết tích tụ tư bản là gì? sẽ giúp quý bạn đọc phân biệt hai thuật ngữ này.

Tập trung tư bản là gì?

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác hơn. Trong đó, cạnh tranh và tín dung là nhưng đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản.

Phân biệt tích tụ tư bản và tập trung tư bản

Từ định nghĩa và các vấn đề liên quan đến tích tụ tư bản là gì? chúng ta thấy giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:

Tiêu chí Tích tụ tư bản Tập trung tư bản Nguồn gốc Tích tụ tư bản có nguồn gốc từ giá trị thặng dư được tư bản hóa, do đó tích tụ tư bản làm cho tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Tập trung tư bản có sẵn trong xã hội. Chính vì vậy, tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội Quan hệ Tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và lao động, cụ thể là nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Giới hạn Giới hạn của tích tụ tư bản là khối lượng thặng dư có được Tư bản tập trung từng ngành, khác ngành và toàn xã hội

Qua đó, ta thấy rằng tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Dù có những điểm khác biệt, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, dẫn đến cạnh tranh gay gắt và tập trung nhanh hơn. Trong khi đó, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản.

Như vậy, qua việc tìm hiểu tích tụ tư bản là gì, chúng ta đã nắm được một phần cách thức vận hành của chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, tích tụ tư bản và tập trung tư bản ngày càng khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Chính vì vậy, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các lý luận này nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.