Thuốc ức chế miễn dịch là gì

Các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân (corticoid, methotrexate, cyclosporin, azathioprine…) thường được sử dụng để kiểm soát những bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ, pemphigus…Thuốc tác động lên đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc dễ gây biến chứng khi nhiễm bệnh.

Vì vậy, khi dịch COVID-19 bùng phát, có nhiều bác sĩ và bệnh nhân quan tâm và lo lắng về những nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Có nên tiếp tục điều trị khi dịch đang hoành hành khắp nơi?

Thuốc ức chế miễn dịch trong mùa dịch covid 19

Sau đây là những khuyến cáo của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD) về sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD) trong đại dịch COVID-19.

TRƯỜNG HỢP 1: bệnh nhân đang điều trị thuốc ƯCMD và không nhiễm COVID-19

Không đủ chứng cứ để ngưng thuốc ƯCMD trong lúc này. Bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích trên từng trường hợp cụ thể. Cần đánh giá những yếu tố như loại bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mức độ nặng, tuổi bệnh nhân (nhất là người  60), và các bệnh lý đồng mắc.

Nguy cơ cao mắc COVID-19 và ở thể nặng nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp nặng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh lý hô hấp, bệnh ác tính hoặc hút thuốc lá.

TRƯỜNG HỢP 2: bệnh nhân đang điều trị thuốc ƯCMD và nhiễm COVID-19

AAD khuyến cáo ngưng thuốc ƯCMD cho đến khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh COVID-19.

TRƯỜNG HỢP 3: bệnh nhân đã ngưng thuốc ƯCMD vì nhiễm COVID-19

AAD khuyến cáo bắt đầu điều trị lại thuốc ƯCMD sau khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh COVID-19

TRƯỜNG HỢP 4: bệnh nhân có chỉ định nhưng chưa được điều trị thuốc ƯCMD

  • Đối với bệnh nhân nguy cơ thấp, bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi điều trị thuốc ƯCMD trên từng trường hợp cụ thể.
  • Đối với bệnh nhân nguy cơ cao ( 60 tuổi, có bệnh lý đồng mắc như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp nặng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh lý hô hấp, bệnh ác tính, hoặc hút thuốc lá), khuyến cáo không nên bắt đầu điều trị bằng thuốc ƯCMD, mà bằng các phương pháp khác.

Do đó, khi bạn đang điều trị thuốc ƯCMD hoặc có chỉ định điều trị thuốc ƯCMD trong mùa dịch COVID-19, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách nhé!

Bệnh viện Da Liễu – số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 – 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ – Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM – Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag