Thiên trường địa cửu là gì

04 chữ Thiên Trường Địa Cửu 天長地久 thường thấy ở khu nhà của người dân An Huy thời xưa. Vị trí đặt 04 chữ này là phía trên bậu cửa. Điều đặc biệt là nó không được viết theo cách thông thường, mà dùng phương hợp thể, ghép 2-3 chữ lại với nhau để tạo ra thành 1 chữ mới. Người bình thường nhìn vào sẽ nhận diện được mặt chữ nhưng không hiểu nghĩa. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hợp thể tự nói chung và 04 chữ “thiên trường địa cửa” nói riêng nhé.

Thiên trường địa cửu hợp thể tự

04 chữ Thiên Trường Địa Cửu viết bằng hợp thể tự

Tác dụng và ý nghĩa của 04 chữ thiên trường địa cửu.

Thiên trường địa cửu nghĩa là thiên địa tồn tại vĩnh hằng, vô cùng. Câu này xuất hiện trong Chương 7, Đạo Đức Kinh của Lão Tử: “Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh 天长地久。天地所以能长且久者,以其不自生,故能长生”. Tạm dịch là: Thiên trường địa cửu. Cái nguyên nhân của thiên địa có thể trường tồn vả còn lâu dài là bởi nó tự xoay vần, cho nên có thể trường sinh. Sau này, câu trên được sử dụng để hình dung thời gian lâu dài. Người dân An Huy treo 4 chữ này để ví von tình cảm, tình hữu nghị cùng tồn tại lâu bền với trời đất. Hơn nữa, có người cho rằng chữ treo trên cửa còn được đạo gia làm phép để trừ tà, tránh họa.

04 chữ Thiên 天 – Trường 長 – Địa 地 – Cửu 久 lần lượt được viết là: Thanh khí 青氣; 萬丈 vạn trượng; sơn thủy thổ 山水土 hoặc xích khí 赤氣; đa niên 多年.

Phân tích một chút, chúng ta không khó phát hiện ý nghĩa của từng tổ hợp chữ này:

– Thanh khí 青氣: Thanh khí bay lên là thiên (trời).

– Vạn trượng 萬丈: Trượng là đơn vị đo lường. Vạn trượng là trường 長.

– Sơn thủy thổ 山水土 chỉ địa 地, tức núi, nước và đất tạo nên địa. Ngoài ra, chữ địa 地 còn được ghép bởi 2 chữ xích khí赤氣, tức khí đỏ giáng xuống là đất. Ở trên, thanh khí là trời, ngược lại xích khí là đất.

– Đa niên 多年 : Nhiều năm là cửu 久

HÌNH ẢNH KHÁC CỦA MỘT 04 CHỮ THIÊN TRƯỜNG ĐỊA CỬU

Thiên trường địa cửu hợp thể tự

Thiên trường địa cửu hợp thể tự

Thiên trường địa cửu hợp thể tự

Lịch sử phát triển của hợp thể tự

Trong cuộc sống, hợp thể tự chúng ta hay bắt gặp nhất là chữ “song hỉ”. Chữ song hỉ do 2 chữ hỉ ghép thành, còn được gọi là cát lợi tự 吉利字, cát ngữ tự 吉語字 và 吉祥合體字 cát tường hợp thể tự. Có thể truy tìm nguồn gốc của hợp thể tự từ thời tiên Tần. Quân chủ dùng nó làm phù hiệu để truyền mệnh lệnh hoặc điều động quân đội, thông thường viết mấy chữ triện thư hợp lại thành một chữ, rồi đem khắc trên thanh gỗ, sau đó cắt ra làm 2 mảnh, mỗi bên giữ 1 nửa để làm tín, khi ghép lại sẽ kiểm chứng được thật giả.

Chữ song hỉ là một trường hợp của hợp thể tự

Đền thời nhà Hán, đạo giáo phát triển, thủ pháp này bèn được các đạo sĩ sử dụng để vẽ trên phù, gọi là “phục văn 复文”. Bởi vì hợp thể tự trong thời gian dài được sử dụng trên phù lục, nên dần dần phù lục được cho rằng có năng lượng đặc biệt là gọi quỷ thần, trấn yêu. Trong dân gian chịu ảnh hưởng sâu sắc, từ đó khởi lên phong trào lấy những từ có nghĩa may mắn ghép thành văn tự. Từ đời Tống trở về sau, hợp thể tự đã từ chỗ là phù họa của đạo sĩ mà diễn biến thành một dạng phương thức biểu đạt nguyện vọng trừ tà, cầu may mắn.

Một trang sách dạy về phù của đạo giáo

Một trang sách phù của tông giáo thời nhà Thanh

Tiền may mắn đúng chữ hợp thể tự

Tiền may mắn đúc chữ Hoàng Kim Vạn Lượng 黄金萬两 và Chiêu Tài Tiến Bảo 招財進寶

Ví như, trong tác phẩm kinh điển “Thái Bình Kinh” của đạo giáo thời Hán thu nạp một số phù hiệu thời kỳ đầu hưng thiện trừ hại 興善除害, Lệnh tôn giả vô ưu 令尊者無憂.v.v.. Kỳ thực, những chữ này là chữ hợp thể tự của Lệ thư, biểu thị ý nghĩa cát tường, học giả cho rằng 2 dạng phù hiệu trên là phục văn 复文. Phong khí này liên tục ảnh hưởng đến đời sau. Đại khái là từ đời Tống trở về sau, hợp thể tự dần dần thoát ly khỏi phạm trù “phù”, dần trở thành một phương pháp biểu đạt nguyện vọng trừ tà, cầu cát của bách tính. Ở đồng tiền may mắn thời nhà Thanh, có thể nhìn thấy hợp thể tự của 4 chữ: Hoàng kim vạn lượng 黄金萬两 , chiêu tài tiến bảo 招財進寶. Những chữ thường thấy của hợp thể tự còn có: Nhật nhật hữu kiến tài 日日有見財, phúc lộc thọ toàn 福祿壽全, hiếu học Mạnh Tử 好學孟子, duy ngã tri túc 唯我知足.v.v..

Phân biệt hợp thể tự và hợp thành tự

Hợp thể tự của chữ hiếu học mạnh tử

Hợp thể tự của chữ “Khổng Mạnh hảo tự” 孔孟好字

Ngoài ra cũng cần nói thêm, trong lục thư có phương pháp cấu tạo chữ là hội ý. Chữ Hội Ý 會意 còn gọi là tượng ý. Một chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa của từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ. Chữ Hán được tạo bởi phương pháp hội ý còn được gọi là hợp thành tự. Hợp thành tự được tạo thành là vì có những cụm từ có tần suất sử dụng nhiều trong câu. Để thuận tiện, giản lược về mặt ngôn ngữ, trên cơ sở nghiên mỹ quan của tự hình, người ta tìm cách ghép chúng lại để tạo thành một chữ Hán độc lập. Ví dụ: Bất chính 不正 nghĩa là không thẳng, để tránh dài dòng người ta ghép chúng thành chữ oai, oa 歪, nghĩa là nghiêng. Tương tự, có rất nhiều chữ khác như: 孬(nāo)、甭(béng)、甮(fèng)、嫑(biáo)、嘦(jiào)、覅(fiào)、朆(fēn)、尠(xiǎn)、𠏕(xiào).

Hợp thể tự cũng dùng phương pháp hội ý để tạo thành một khối văn bản (nghĩa của khối đó được hiểu theo nghĩa của từng chữ) hoặc một chữ (với một nghĩa hoàn chỉnh). Chỉ có điều hợp thể tự không sử dụng phổ biến, còn hợp thành tự được công chúng biết tới, thừa nhận, ghi nhận trong văn bản, từ điển và có tính thông dụng.

Chữ Hán nào có nhiều nét nhất

Biang Biang là tên một loại mì ở thiểm tây

Biang Biang là tên một loại mì ở Thiểm Tây

Trong Hán ngữ có chữ biáng trong cụm từ mì biang biang được xem là chữ Hán có nhiều nét nhất. Chữ giản thể của chữ này có tất cả 42 nét, phồn thể có 56 nét. Mì biangbiang vốn là một loại mì của vùng Thiểm Tây, Tây An, Trung Quốc. Hiện nay là tên thương hiệu của một Tiệm mì, trong từ điển bạn sẽ không tra cứu được chữ này. Kể cả, trong Khang Hi tự điển cũng không có.

Thứ tứ các nét của chữ này là: Phía trên viết huyệt tự đầu 穴字头; ở giữa phía trên viết: huyền 幺、ngôn 言、huyền 幺,trường 長; ở giữa phía dưới viết: 長、mã 馬、trường 長; bên trái viết: Nguyệt 月 ; bên phải viết bộ đao đứng 立刀,phía dưới viết: tâm 心; cuối cùng viết bộ quai sước.

MỘT SỐ CHỮ HỢP THỂ TỰ KHÁC

Chữ hợp thể tự

正 心 修 身 Chính Tâm Tu Thân; 克 己 復 禮 Khắc Kỷ Phục Lễ.

Tổ hợp chữ này tương truyền là do Thượng Tọa thượng Thanh hạ Khoát truyền bá trong dân gian.

Hoàng kim vạn lượng

Hoàng Kim Vạn Lượng 黃金萬兩

Nhật tiến đấu kim

Nhật Tiến Đấu Kim 日進斗金

Nhật đấu tiến kim

Nhật Tiến Đấu Kim 日進斗金

Khôi tinh đệ đấu

Khôi Tinh Đệ Đấu 魁星踢斗

Truyền thuyết kể Khôi Tinh là thần cai quản văn chương, sau đó Khôi Tinh hạ phàm. Bởi vì tượng mạo xấu, Khôi Tinh thi liên tiếp 3 lần trạng nguyên không đỗ. Trong cơn phân nộ, ông đã đá đấu sách đi rồi gieo mình xuống sông chết. Bách tính ngưỡng mộ tài hoa của ông, lấy hình ảnh của ông nặn tạo làm thần. Sau này hình ảnh “Khôi Tinh Đệ Đấu” (Khôi Tinh đá đấu sách) để cầu cho vận mệnh học hành rực rỡ.

Thiên Nhân Hợp Nhất 天人合一

Long phụng hợp minh

Loan Phụng Hòa Minh 鸞鳳和鳴 (Loạn Phượng cùng hót)

Thư sơn hữu lộ cần vi kính

書山有路勤為徑,學海無涯苦作舟 Thư sơn hữu lộ cần vi kính, học hải bộ nhai khổ tập đanNúi sách vở có đường, con đường ấy chính là siêng năng; biển học vấn vô bờ bến, phải lấy sự gian khổ làm thuyền

Hải nạp bách xuyên