Thị trường phái sinh là gì? Những ai tham gia thị trường phái sinh hàng hóa? Để hiểu về thị trường này thì các bạn hãy cùng Gia Cát Lơi tham khảo hết bài viết dưới đây nhé!
Thị trường phái sinh hàng hóa là gì?
Thị trường phái sinh là một thị trường được dùng để mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp.
Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của khoảng 100 mặt hàng chính.
Hàng hóa được chia thành 2 loại chính là hàng hóa cứng và hàng hóa mềm
– Hàng hóa cứng thông thường là tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc được chiết xuất chẳng hạn như: vàng, cao su, dầu,….
– Hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như: ngô, lúa mì, cà phê. thịt gia súc,…
Ai điều chỉnh thị trường phái sinh hàng hóa?
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) điều chỉnh thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai hàng hóa. Cơ quan liên bang độc lập của Hoa Kỳ này được thành lập vào năm 1974 do Đạo luật của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai trong cùng năm. Mục tiêu của CFTC là bảo vệ các nhà đầu tư chống lại các hành vi gian lận và thao túng thương mại, cũng như thúc đẩy thị trường kỳ hạn hiệu quả và cạnh tranh.
Những ai tham gia thị trường hàng hóa phái sinh
Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedger)
Một nhà phòng ngừa rủi ro sẽ nắm một vị thế trên thị trường giao ngay. Điều này có thể là việc họ sở hữu một loại hàng hóa hoặc các cam kết mua bán một loại hàng hóa. Nhà đầu tư này sẽ thực hiện một hợp đồng trên thị trường phái sinh vị thế đối nghịch với vị thế tại thị trường giao ngay. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho hàng hóa ở thị trường giao ngay.
Nhà đầu cơ (Speculator)
Người tham gia thị trường với cả MUA và BÁN và kiếm lời từ việc cố gắng đoán chiều hướng của thị trường. Ở đây sẽ gồm rất kiểu nhà đầu cơ từ các định chế tài chính, quỹ đầu cơ, các nhà đầu tư cá nhân…
Những người tìm chênh lệch giá (Spreaders)
Người tham gia thị trường phái sinh hàng hóa sử dụng chênh lệch giá mua và bán để đầu cơ với rủi ro thấp. Các Spreaders sẽ mua một hợp đồng với tháng đáo hạn này và bán với một hợp đồng ở tháng đáo hạn khác. Cơ sở của đầu tư là nhà giao dịch có các kỳ vọng về sự chênh lệch giữa các mức giá giữ 2 kỳ hạn. Khi biến động giá vượt ra khỏi vùng chênh lệch, các nhà giao dịch sẽ thu được giá mua và giá bán giữa các của các mặt hàng.
Các nhà kinh doanh chênh lệch (Arbitrageurs)
Là một thuật ngữ trong kinh tế và tài chính, giao dịch ác-bit hay Arbitrage được hiểu là thông qua hoạt động mua ở thị trường có giá thấp và bán lại ở thị trường có giá cao, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá “tạm thời” giữa hai thị trường.
Hình thức này hay xảy ra ở các thị trường kiểu phân tán như Forex, Tiền điện tử… và không thực hiện ở các sàn giao dịch hàng hóa khi mô hình thị trường là tập trung toàn cầu.
Các loại hợp đồng phái sinh
Hợp đồng phái sinh được phân thành 4 loại sau:
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): Hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai. Ví dụ như ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11.
- Hợp đồng tương lai (futures): Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
- Hợp đồng hoán đổi (swap): là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa.
Tham khảo thêm:
- Phái sinh là gì
- Giao dịch phái sinh là gì?