Thị trường lao động là gì
Thị trường lao động là thị trường “nhộn nhịp” nhất, ở đó các quan hệ về “mua, bán“ sức lao động của người lao động được diễn ra một cách thường xuyên và đồng bộ. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm đảm bảo cho thị trường lao động được phát triển và phát huy được ý nghĩa thực sự của nó.
1. Thị trường lao động là gì?
Có ý kiến cho rằng, thị trường lao động là thị trường quan trọng bậc nhất, vì lao động là nhu cầu của con người, là nguồn gốc tạo ra phần lớn của cải vật chất trong xã hội, là nhân tố quyết định sự hoạt động, phát triển của tất cả các loại thị trường. Có rất nhiều quan niệm về thị trường lao động. Nhấn mạnh đến đối tượng trao đổi là sức lao động, có quan niệm “Thị trường lao động là nơi mua, bán sức lao động của người lao động”.
Phát triển từ khái niệm trong tác phẩm của Adam Smith viết năm 1862 (thị trường là không gian trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ), có tác giả lập luận nếu coi sức lao động là hàng hóa hoặc nếu coi lao động là dịch vụ thì bản chất của khái niệm này như sau: Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động hoặc dịch vụ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động.
Tiếp cận dưới góc độ việc làm, thị trường lao động được xác định là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc làm hoặc người đang tìm việc làm (cung lao động) với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động). Nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công, ILO định nghĩa: Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công.
Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều thống nhất với nhau ở những nội dung cơ bản: Thị trường lao động là thị trường trong đó có người cần bán sức lao động, cung cấp dịch vụ lao động (người lao động); có người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động); có các yếu tố cung- cầu lao động, giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương)…Trong đó có hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động:
Cung lao động được hiểu là một bộ phần dân số tiềm năng, bao gồm những người có đủ khả năng thể lực và trí lực làm việc, chưa tính đến các đặc điểm về tuổi tác và giới tính. Cung lao động chính là tổng số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định, phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biến động của cầu lao động, trình độ đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề và tiền lương (tiền công) trên thị trường lao động. Thực chất, cung lao động là sức lao động mà người lao động tự nguyện đưa ra để trao đổi trên thị trường.
Cầu lao động là số lượng lao động cần được thuê mướn trên thị trường lao động; là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của một quốc gia (của một nền kinh tế), hoặc của một ngành, địa phương hay doanh nghiệp…ở một thời kỳ nhất định, gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. Cầu lao động biểu hiện khả năng thuê lao động của người sử dụng lao động, của doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường lao động.
Thị trường lao động trong Tiếng anh là: “Labor market”.
2. Bản chất, đặc trưng của thị trường lao động:
Một là, hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt, vì khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động gắn chặt với người có sức lao động (không thể tách tời người lao động) cả về số lượng và chất lượng. Dù đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì nó vẫn đòi hỏi phải thường xuyên được cung cấp những điều kiện về vật chất, tinh thần để tồn tại và không ngừng phát triển. Do người lao động vẫn giữa quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức lao động, được tích lũy, sáng tạo trong quá trình lao động nên việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả của quá trình lao động. Người sử dụng lao động phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ, kích thích, tạo động lực đối với người lao động phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội, trong đó tiền lương, tiền thường,…là các yếu tố quan trọng đến sự phát triển hàng hóa sức lao động.
Hai là, tình không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động: Các hàng hóa, dịch vụ đặc bịt là hàng hóa công nghiệp thường được chuẩn hóa cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng. Những hàng hóa sức lao động không đồng nhất. Mỗi người lao động khác nhau về tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc và chúng đều có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu lực lao động. Đồng thời, người lao động còn có sự khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số năm kinh doanh công tác. Mỗi người lao động là tổng hợp các năng lực bẩm sinh, sức lao động tự có cộng với các kỹ năng chuyên biệt tiếp thu được thông qua giáo dục, đào tạo. Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từng người.
Xem thêm: Thị trường việc làm là gì? Quy định thông tin thị trường lao động?
Ba là, giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung-cầu lao động xác định: Sự hoạt động của quy luật cung- cầu lao động trên thị trường xác định giá cả sức lao động, được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, giá cả sức lao động có thể ở mức thấp. Ngược lại, ở thời điểm cầu lao động lớn hơn cung lao động, đặc biệt đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, ở dạng “quý hiếm” thì sức lao động sẽ có giá cao hơn.
Bốn là, thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau: ngoài thị trường lao động chung toàn quốc, người ta còn xác định các phân mảng thị trường khác như thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, thị trường lao động theo trình độ kỹ năng, Xuất phát từ đặc điểm cung- cầu lao động khác nhau theo vùng, khu vực, địa phương, do trình độ phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của các vùng, khu vực có sự khác nhau, nên thường tạo ra những ranh giới thị trường lao động. Vì thế trên thị trường lao động của một số nước có thể ở vùng này, vùng khác hoặc khu vực này, khu vực khác, mức độ hoạt động của quy luật cung- cầu lao động có thể khác nhau, sôi động hoặc kém sôi động.
Năm là, vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động. Trong các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị trường lao động, cán cân thường nghiêng về phía người sử dụng lao động, vì ở các nước đang phát triển, số lương những người đi tìm việc làm thường nhiều hơn số lượng cơ hội việc làm sẵn có (cung thường lớn hơn cầu). Người lao động đi tìm việc không có tự liệu sản xuất, nguồn lực hạn chế phải bán sức lao động, trong khi đó người sử dụng lao động có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn lao động hơn. Trên thị trường lao động với cung lao động dồi dào thì người sử dụng lao đọng thường ở thế mạnh trong đàm phán với người lao động, thường có vị trí quyết định về các vấn đề trong quan hệ lao động. Đối với các loại lao động khan hiếm trên thị trường lao động như lao động lành nghề cao, lao động đòi hỏi khả năng đặc biệt…thì vị thế của người lao động đạt được sự cân bằng hơn với người sử dụng lao động trong thỏa thuận và đàm phán về các nội dung hợp đồng lao động.
Ngoài một số đặc điểm của thị trường lao động nói chung, thị trường lao động Việt Nam còn có những đặc điểm sau:
– Việt Nam có khoảnh 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ hùng hậu, trình độ văn hóa khá và đồng đều, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, chấp nhận mức lương thấp hơn các thị trường khác.
– Về mặt số lượng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng được.
– Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, ý thức, tác phong công nghiệp chưa cao. Phần lớn số lao động chưa được đào tạo nghề sống ở nông thông, gây khó khăn cho việc thúc đất chuyển dịch cơ cấu lao động.
– Thị trường lao động cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên, gần như hoàn toàn tự phát. Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thị trường lao động chưa hoàn thiện, quy mô thị trường lao động còn hạn chế.
Xem thêm: Thị trường lao động và sức lao động là gì? Đặc điểm và tầm ảnh hưởng?
3. Ý nghĩa của thị trường lao động:
Phát triển thị trường lao đọng có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến người lao động, và ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút đầu tư, tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hoặc một địa phương.
– Sự phát triển của thị trường lao động với nguồn nhân lực dồi dào về số lượng hứa hẹn đáp ừng đủ nhu cầu về nhân lực cho nhà đầu tư để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của họ. Lao động là yếu tố đầu vào quan trong, có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nhà đầu tư thường quan tâm trước hết đến nguồn lao động.
– Một thị trường lao động với nguồn cùng lao động đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng sẽ hấp dẫn đặc biệt các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong bối cảnh thế giới đang dần tiến đến nền kinh tế tri thức, yếu tố con người với trình độ chuyên môn phù hợp sẽ quyết định tính cạnh tranh doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực được đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc sẽ đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh.
– Một thị trường lao động với mặt bằng giá cả sức lao động phù hợp sẽ tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Chi phí lao động chiếm một phần không nhỏ trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận mà nhà đầu tư dự kiến thu được.
– Một thị trường lao động với các điều kiện giao dịch thuận lợi giữa cung và cầu lao động cũng sẽ kích thích hoặc thu hút nhà đầu tư.