Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật. Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật là những cách thức thực hiện pháp luật. Những cách thức thực hiện này được hiểu thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những ví dụ về thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,…
- Ví dụ thực hiện pháp luật.
1. Thi hành pháp luật là gì?
Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.
2. Ví dụ về thi hành pháp luật
Ví dụ về thi hành pháp luật:
Ví dụ 1: A là nhân viên văn phòng thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân, hàng tháng, A đều thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân của mình.
Ví dụ 2: B điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chấp hành đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ (đội mũ bảo hiểm đúng cách khi điều khiển phương tiện, chấp hành tín hiệu của đèn giao thông,…)
3. Ví dụ về sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.
Ví dụ về sử dụng pháp luật:
Ví dụ 1: Công dân không mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi đều có quyền tham gia giao dịch dân sự. A tham gia các giao dịch dân sự (không trái quy định pháp luật): Mua bán thực phẩm, mua bán kim khí quý đá quý
Ví dụ 2: Công dân có quyền được thành lập doanh nghiệp (trừ những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân). B thành lập công ty cổ phần, lựa chọn ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép (Kinh doanh đồ gia dụng,…)
4. Ví dụ về áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Vi dụ về áp dụng pháp luật:
Ví dụ 1: UBND các cấp căn cứ vào quy định pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các lệ phí sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương mình. Quy định về lệ phí này làm phát sinh nghĩa vụ đóng phí của những người sử dụng dịch vụ công, tiến hành các hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 2: Cơ quan công an căn cứ quy định pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ để ra biên bản xử phạt những hành vi vi phạm. Biên bản xử phạt này làm phát sinh nghĩa vụ đóng phạt của cá nhân vi phạm.
5. Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
=> Tuân thủ pháp luật được biểu hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ về tuân thủ pháp luật:
Ví dụ 1: Pháp luật cấm các hành vi trồng các cây cần sa, thuốc phiện,… tuân thủ pháp luật là việc công dân không trồng các loại cây này.
Ví dụ 2: Luật Giao thông đường bộ cấm các hành vi lạng lách, đánh võng. Tuân thủ pháp luật là việc người tham gia giao thông không có các hành vi lạng lách, đua xe, đánh võng.
6. Câu hỏi về tuân thủ pháp luật trong đề minh họa GDCD 2022
Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo vừa phát hành bộ đề thi tham khảo THPT 2022 mới nhất cho học sinh cấp 3 để học sinh và giáo viên ôn luyện theo cấu trúc đề chuẩn và bộ câu hỏi tham khảo về mức độ dễ khó trong đề thi. Bạn đọc có thể dễ dàng tải đề tham khảo GDCD và đáp án mới nhất tại bài viết của Hoatieu.vn: Đáp án đề tham khảo 2022 môn GDCD thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Liên quan đến câu hỏi về tuân thủ pháp luật, Hoatieu.vn hướng dẫn giải chi tiết câu 89: “Công dân không làm những điều pháp luật cấm là”
Mời bạn đọc tham khảo câu hỏi số 89 trong đề thi minh họa GDCD và đáp án giải thích bên dưới:
Đáp án: B
Lý do chọn đáp án này: Tuân thủ pháp luật là người dân có trách nhiệm thực hiện theo những quy định của pháp luật, không thực hiện những điều mà pháp luật cấm thực hiện.
Đáp án A: tư vấn pháp luật là hoạt động kinh doanh, dịch vụ được pháp luật cho phép. Những cá nhân, tổ chức nếu muốn hoạt động lĩnh vực tư vấn pháp luật thì đăng ký ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tư vấn pháp luật chỉ là một trong các ngành nghề được quy định, công dân có thể lựa chọn lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác. Đây được xem là sử dụng pháp luật.
Đáp án C: Công dân không làm những điều pháp luật cấm không phải là yếu tố quyết định để sửa đổi pháp luật. Việc ban hành, sửa đổi luật phải trải qua nhiều quy trình, thủ tục và cuối cùng mới được trình lên Quốc hội duyệt và thông qua.
Đáp án D: Củng cố pháp luật thường thuộc thẩm quyền của Nhà nước, công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ thực thi nên công dân không làm những điều pháp luật cấm không phải là củng cố pháp luật.
Như vậy, Hoa Tiêu đã giới thiệu đến bạn đọc các hình thức thực hiện pháp luật: Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật và lấy ví dụ về các hình thức này. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Nếu một xã hội không có pháp luật?
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật