Thành ngữ là gì lớp 6

Thành ngữ là gì? Thành ngữ luôn nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, mỗi một thành ngữ đều mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau.

Có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ khá hay và có ý nghĩa. Do chưa hiểu hết nên có khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa thành ngữ với tục ngữ. Bài viết bên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về thành ngữ và phân biệt được chúng.

Khái niệm thành ngữ là gì?

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

Trong câu chúng hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa. Bạn cần phải hiểu và phân tích một cách kỹ càng mới có thể giải thích được. Chẳng hạn như: “ Lên thác xuống ghềnh” hay “Nhanh như chớp”,…

Thành ngữ có đặc điểm và cấu tạo như thế nào?

Dưới đây là đặc điểm của thành ngữ và cấu tạo của chúng.

Thành ngữ có đặc điểm gì?

Đặc điểm của thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Thành ngữ có cấu tạo ra sao?

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của chúng. Đầu tiên thành ngữ được cấu tạo dựa trên số lượng từ. Thành ngữ có kết cấu 3 tiếng như: “Nhanh như chớp” hay “bụng bảo dạ”,… Ở đây hình thức của câu là sự kết hợp của 3 tiếng tạo thành. Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp từ một từ đơn và một từ ghép. Kết cấu của chúng như một cụm từ. Cũng có khi thành ngữ được kết cấu từ hai từ ghép hay bốn từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ. Chẳng hạn như: ác giả ác báo, phong ba bão táp,….

Tác giả chia ra làm hai kiểu thành ngữ đó là thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Chẳng hạn như: ăn bớt ăn xén hay nhắm mắt xuôi tay,….

Không chỉ vậy thành ngữ cũng có kết cấu từ năm tiếng hoặc sáu tiếng như treo đầu dê bán thịt chó,….

Ngoài ra còn có một số thành ngữ có kết cấu từ bảy đến mười tiếng. Nó có thể được tạo bởi 2-3 ngữ đoạn hoặc 2-3 mệnh đề liên hợp. Chẳng hạn như: vén ay áo xô đốt nhà táng giày,…..

Thành ngữ còn được tạo nên từ kết cấu ngữ pháp. Câu có kết cấu chủ ngữ-vị ngữ và có trạng ngữ hay tân ngữ đi cùng. Ví dụ như: Chuột sa chĩnh gạo,… Câu có kết cấu như C-V hoặc V-C như: Mẹ tròn con vuông,….

Tìm hiểu về tác dụng mà thành ngữ mang lại

Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình. Trong “ Thương vợ”, Tế Xương sử dụng khá nhiều thành ngữ trong đó. Chẳng hạn như:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

Thành ngữ được ông sử dụng là “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chúng thể hiện được sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lam lũ lặn lội trong đêm khuya tìm thức ăn. Thể hiện được tình cảm của ông nỗi xót xa trước sự nhọc nhằn vất vả của người vợ. Từ đó Tế Xương ngày càng yêu thương người vợ của mình hơn.

Một số điểm khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ

Có khá nhiều người dễ nhầm lẫn tục ngữ và thành ngữ. Dưới đây là một số cách để có thể phân biệt được chúng. Trước tiên sẽ đi làm rõ về nội dung của chúng. Tục ngữ ở đây là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn và súc tích. Chúng biểu đạt được trọn vẹn ý nghĩa, là kinh nghiệm sống được cha ông đúc kết lại. Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán về sự vật hiện tượng nào đó.

Tiếp theo là về hình thức và ngữ pháp của chúng. Tục ngữ thường có hình thức là một câu hoàn chỉnh, dùng để phán đoán. Chẳng hạn như: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,…. Khác với tục ngữ, thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định. Chúng là một thành phần trong câu như: “Có mới nới cũ”, “Ở hiền gặp lành”,….

Tục ngữ thường thể hiện một ý nghĩa chọn vẹn. Đó là những phán đoán hay những kinh nghiệm được ông cha đúc rút và truyền lại. Chúng cũng dùng để phê phán những cái xấu trong xã hội.

Ví dụ như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Thành ngữ lại khác, chúng mang đậm tính khái quát, biểu trưng và hình tượng khá bóng bẩy. Vì thế khả năng biểu đạt mà chúng mang lại rất cao. Chẳng hạn như: “ Bảy nổi ba chìm”, “Chân cứng đá mềm”,…..

Tính biểu cảm sẽ càng cao hơn khi trong câu có sử dụng thành ngữ. Vì là câu hoàn chỉnh nên tục ngữ thường đứng một mình.

Một số thành ngữ như:

  • “Dĩ hòa vi quý” là thành ngữ chỉ những người luôn lấy trọng tâm là sự hòa hợp. Cho thấy được cách đối nhân xử thế của người đó trong xã hội.
  • “Đừng xem mặt mà bắt hình dong” dùng để phê phán con người . Những người luôn nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá phẩm chất tâm hồn bên trong của người khác.
  • “Ếch ngồi đáy giếng” là thành ngữ phê phán những người không có kiến thức. Thế nhưng lại luôn cho mình là người có hiểu biết, bó mình trong một không gian nhỏ hẹp. Không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá trải nghiệm những điều mới.
  • Ngoài ra còn có một số thành ngữ khác như: “Sức khỏe là vàng”, “Thua keo này bày keo khác”, “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”,..

Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Việt Nam khá phong phú. Hiểu được hết ý nghĩa của chúng. Đó cũng là một cách để giữ gìn được nét đẹp của văn học nước nhà. Bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về thành ngữ là gì. Phân biệt được chúng với tục ngữ.

  • Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn

Thuật Ngữ –

  • Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn

  • Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt

  • Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích

  • Thơ lục bát là gì? Hướng dẫn cách gieo vần trong thơ lục bát

  • Từ Hán Việt là gì? Tổng hợp đầy đủ các loại từ Hán Việt

  • Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, cách sử dụng và ví dụ

  • Nói quá là gì? Biện pháp, tác dụng và ví dụ “Nói Quá”