Tam quyền phân lập là một cụm từ vô cùng quen thuộc thậm chí nó còn được sử dụng một cách thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cụm từ này.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Tam quyền phân lập là gì?
Tam quyền phân lập là gì?
– Tam quyền phân lập hay phân lập quyền lực (separation of powers) là việc quyền lực của Nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được nhắc đến nheiefu là tam quyền phân lập (trias politica), trong đó ba quyền của Nhà nước là lập pháp, hành pháp và tự đề cập bởi John Locke và sau đó là Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thueyest Nhà nước Tinh thần pháp luật (1748) của mình. Theo Montesquieu, để đảm bảo sự tự do thì ba cơ quan này phati được hoạt động một cách độc lập.
– Mức độ và hình thức “phân lập” thể hiện khác nhau giữa các quốc gia. Ở Mỹ, Tổng thống nắm quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viên Quốc hội. Ở những nước như Đức, Tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.
Do đó, khái niệm tam quyền phân lập không chỉ được hiểu theo chiều ngang như trên mà còn được hiểu theo chiều dọc, tức là việc phân quyền giữa chính quyền địa phương, chíng quyền tỉnh/bang và chính quyền trung ương hay nhà nước, hoặc các tổ chức cao hơn nhà nước.
Nội dung của thuyết tam quyền phân lập
Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về tam quyền phân lập là gì? chúng tôi chia sẻ về nội dung của thuyết tam quyền phân lập, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Phân quyền ngang
– Quyền lực Nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực Nhà nước. Điển hình là ở Mỹ: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ Tổng thống nắm quyền hành phạt còn Tòa án nắm quyền tư pháp.
– Hoạt động của cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
– Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
– Ở nhiều Nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực Nhà nước. Ở một số quốc gia Nam Mỹ, quyền lực Nhà nước nhiều khi được chia thành 04, 05 thậm chí 06 bộ phận.
– Có ba mức đội biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước hiện nay, cụ thể:
+ Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hòa Tổng thống đặc điểm là Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như: Mỹ, Philippines…
+ Phân quyền mềm dẻo được chịu áp dụng trong chính thể đại nghị, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như: Anh, Nhật Bản…
+ Phân quyền trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như: Pháp, Nga…
Thứ hai: Phân quyền dọc
– Nội dung:
+ Tồn tại hệ thống các Cơ quan quyền lực Nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song song với bộ máy Nhà nước trung ương.
+ Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội. Còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục, văn hóa ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong quyền hạn của mình.
+ Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình là tương đối độc lập với nhau. Chính quyền trung ương không có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có thể xây dựng chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra giám sát hoạt động của các chính quyền cấp dưới, mọi phạm vi của chính quyền địa phương sẽ do Tòa án Hành chính xét xử độc lập.
– Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp, cụ thể:
+ Phân quyền theo lãnh thổ: Là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính – lãnh thổ. Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân sư.
Do đó, tham gia vào cơ chế vận hành bộ máy chính quyền địa phương, ngoài cơ quan quản lý còn có cả các cơ quan do dân cư hợp thành trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.
+ Phân quyền theo chuyên môn: Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địa phương.
Như vậy, trong bài viết phía trên chúng tôi đã đưa ra được những nội dung cơ bản nhất liên về Tam quyền phân lập là gì? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi vào làm rõ nội dung của thuyết tam quyền phân lập trên thế giới hiện nay.