Đời Sống

Sự vật là gì lớp 3

Bố, mẹ, ông, bà, mèo, chó… chính là những từ ngữ chỉ sự vật. Tuy nhiên, bạn đã biết giải thích, hướng dẫn con làm bài tập về xác định từ ngữ chỉ sự vật là gì chưa? Đây là mảng kiến thức về luyện tập từ & câu khá quan trọng xuyên suốt trong môn tiếng Việt lớp 2 nâng cao và lớp 3. Cùng Ba La Cà tìm hiểu nhé.

Sự vật là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta được tiếp xúc và nhìn thấy rất nhiều sự vật như đồ dùng học tập, cây cối, con người, động vật, hiện tượng,… Những thứ này được gọi chung là sự vật

Từ chỉ sự vật là gì?

Từ chỉ sự vật là những từ dùng để chỉ tên của cây cối, con người, hiện tượng, đồ vật, con vật, cảnh vật.

tu-chi-su-vat-la-gi

Một số ví dụ về các từ chỉ sự vật

  • Ví dụ từ chỉ sự vật về con người: Cô giáo, thầy giáo, bố, mẹ, anh, chị, bạn, …
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về đồ vật: chiếc bút, quyển vở, bàn học, ghế ngồi, xe đạp,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về con vật: Chó, mèo, chim, trâu, bò, sư tử, cá voi,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về cây cối: Hoa hồng, cây táo, cây chanh, cây ổi,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về cảnh vật: làng quê, con sông, đồi, núi, bãi biển,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về hiện tượng: Mưa, nắng, gió, bão, sấm, sét,…

Đặc điểm của sự vật

+ Mô phỏng cụ thể, chính xác chủ thể thông qua thực tế khách quan.

+ Phản ánh hình ảnh, tính chất.

+ Tồn tại được và nhận biết được.

Từ khái niệm sự vật, có thể trả lời cho câu hỏi Từ chỉ sự vật là gì? Như sau:

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của:

– Con người, các bộ phận của cong người.

– Con vật, các bộ phân của con vật.

– Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Mùa hè, mùa thu, gió, mưa, nắng, …

– Những đồ vật, vật dụng hàng ngày: Thước, chảo, nồi, bếp ga,…

– Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: Núi, hồ, đồi, biển, mây, sông, ao, rừng,…

Các loại từ chỉ sự vật

Các loại từ chỉ sự vật bao gồm các loại danh từ sau:

– Danh từ chỉ người: là danh từ chỉ người nằm trong một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, nghề nghiệp, chức cụ của một người.

Ví dụ như: Nguyễn Thị Huyền; Bí Thư, Chủ tịch nước, …

– Danh từ chỉ đồ vật: Là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống.

Ví dụ như: Quạt, bút, thước, nồi, sách, lược, …

– Danh từ chỉ khái nhiệm: Là những danh từ chỉ sự vật mà ta không thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan được.

Ví dụ như: Quan điểm, thói quen, mối quan hệ, đạo đức, tính cách, cảm xúc …

– Danh từ chỉ hiện tượng: Là loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng giác quan. Hiện tượng là tất cả những gì xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian. Những hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy.

Ví dụ như: Bão lũ, sấm chớp, sét, nắng, … Một số hiện tượng xã hội như: Chiến tranh, nghèo đói, áp lực …

– Danh từ chỉ đơn vị: Có thể hiểu theo hai khía cạnh, hiểu theo nghĩa rộng thì danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật và hiểu theo khía cạnh căn cứ theo đặc trưng ngữa nghĩa vào phạm vi sử dụng thì có thể chia danh từ thành những đơn vị nhỏ hơn, bao gồm:

+ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức, hành chính: Ví dụ như tỉnh, thôn, trường, xóm, nhóm, lớp, tiểu đội, …

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Ví dụ như giây, phú, giờ, ngày, buổi, mùa, …

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là danh từ này chỉ rõ các loại sự vật, do đó nó còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ như chiếc, miếng, cục, hạt, tờ, con, giọt, …

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Là những danh từ dùng để đo đếm, tính đếm xác sự vật, chất liệu, vật liệu, … Ví dụ như km, kg, ml, lít, …

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Là dùng để tính đếm các sự vật tồn tại ở dạng tổ hợp, lập thể. Ví dụ như đàn, dãy, nhóm, cặp, …

Một số bài tập và lời giải về xác định từ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ sự vật có rất nhiều loại khác nhau. Để giúp các con nắm chắc kiến thức về từ chỉ sự vật, những bài tập ví dụ liên quan là cực kỳ cần thiết.

Dưới đây là những bài tập mà các quý phụ huynh, thầy cô có thể tham khảo làm tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các con, các bạn học sinh.

Ví dụ 1: Xác định từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

“Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối”

Đáp án: Mẹ, bão, mưa…

Ví dụ 2: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ sau:

“Mẹ ốm bé chẳng đi đâu Viên bi cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi Súng nhựa bé cất đi rồi Bé sợ tiếng động nó rơi vào nhà Mẹ ốm bé chẳng vòi quà Bé thương mẹ cứ đi vào đi ra”

Đáp án: Từ ngữ chỉ sự vật: Mẹ, bé, viên bi, súng nhựa, quả cầu, quà.

Ví dụ 4: Xác định các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau của nhà văn Huy Cận:

“Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai”

Đáp án: Tay, tóc, răng, ánh mai, hoa nhài.

Ví dụ 3: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong bảng sau

Đáp án: Các từ chỉ sự vật gồm: Thầy giáo, chó, mèo, bút, vở, mùa đông, truyện.

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 2)

Tìm những từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối, …) được vẽ dưới đây:

Gợi ý: Em quan sát các tranh và gọi tên người, đồ vật, con vật, cây cối.

Luyện từ và câu lớp 2: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi

Phương pháp giải:

Em quan sát các tranh và gọi tên người, đồ vật, con vật, cây cối.

Lời giải chi tiết:

– Từ chỉ người: bộ đội, công nhân.

– Đồ vật: ô tô, máy bay

– Con vật : con voi, con trâu

– Cây cối: cây dừa, cây mía

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 2)

Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau:

Gợi ý: Em tìm những từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

bạn thân yêu thước kẻ dài quý mến cô giáo chào thầy giáo bảng nhớ học trò viết đi nai dũng cảm cá heo phượng vĩ đỏ sách xanh

Phương pháp giải:

Em tìm những từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

Lời giải chi tiết:

Từ chỉ sự vật là: bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.

Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt 2)

Đặt câu theo mẫu dưới đây:

Gợi ý: Câu theo mẫu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét hoặc giải thích.

Ai (hoặc cái gì? con gì?) là gì? Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2 A

Phương pháp giải:

Câu theo mẫu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét hoặc giải thích.

Lời giải chi tiết:

Ai (hoặc cái gì? con gì?)

là gì?

Em là con út trong nhà. Bố em là kĩ sư. Cô bạn Minh là y tá.

Bài viết tham khảo từ: https://trinhvantuyen.com