Diễn tả cái bạn thích
like
love
be keen on
enjoys
noun/ ving
Ví dụ:
He loves football/ He loves watching football
Anh ấy yêu bóng đá/ Anh ấy yêu thích xem bóng đá
Tom is keen on getting together
Tom thích tụ tập (bạn bè)
Jessica enjoys your book so much.
Jessica rất thích quyển sách của bạn.
Bạn cần phân biệt 2 dạng câu sau:
– I like (+ N/Ving) để mô tả sở thích chung chung. – I’d like + (to V) để nói về những dịp cụ thể.
I like going to the cinema.
Tôi thích đi xem phim.
I’d like to host a New Year’s Eve party in my house next week.
Tôi muốn tổ chức tiệc một buổi tiệc cuối năm ở nhà tôi vào tuần tới.
Nhấn mạnh ý
Bạn có thể thêm vào cuối câu các cụm từ nhấn mạnh ý như “very much” (rất nhiều) hay “at all” (trong câu phủ định – mang nghĩa không một chút nào)
I like tennis very much.
Tôi rất là thích quần vợt
I don’t like soccer at all.
Tôi không thích bóng đá tẹo nào cả.
(Trong tiếng Anh Úc, soccer tương tự như football trong Anh Mỹ)
Nói về sở thích cá nhân
Trong câu, bạn hãy linh động sử dụng các phó từ chỉ tần suất (always –luôn luôn, sometimes – thỉnh thoảng, rarely – hiếm khi v.v) hay các cụm từ khác để nói về mức độ (tần suất) hay thời gian bạn thực hiện các sở thích cá nhân của mình.
I only watch football at the weekends.
Tôi chỉ xem bóng đá vào cuối tuần.
I go to the gym four times a week.
Tôi đi tập gym (thể thao ở phòng tập thể dục) bốn lần một tuần.
I don’t often have time to socialise with friends.
Tôi không thường xuyên có thời gian chuyện trò với bạn bè.
Bạn có thể sử dụng một tính từ dạng “V-ing” để nói lý do bạn có một sở thích cá nhân
I like swimming because it’s relaxing.
Tôi thích bơi bởi vì nó có tính thư giãn
It’s so interesting to surf the net.
Lướt mạng thật là thú vị.
Các sở thích điển hình
Những sở thích sau rất phổ biến với người Anh
– Watching television: Xem ti vi
– Visiting friends: Thăm bạn bè
– Entertaining friends (when friends come to your house for dinner, etc):Chiêu đãi bạn bè (khi bạn bè đến nhà bạn ăn tối, etc.)
– Listening to music: nghe nhạc
– Reading books: đọc sách
– Going to the pub: Ăn ở quán bia (nhỏ)
– Going to a restaurant: Đi nhà hàng
– Gardening: Làm vườn
– Going for a drive: Lái xe
– Going for a walk: Đi bộ
– DIY (doing DIY = doing home-improvement activities): Hoạt động sửa chữa hoặc trang trí nhà cửa
– Photography / Taking photographs: Nhiếp ảnh/ Chụp ảnh
– Surfing the net: Lướt mạng
Các môn thể thao điển hình
Sau đây là một vài từ vựng về các môn thể thao khác nhau
Các môn bóng
Football: Bóng đá
Rugby: Bóng bầu dục
Cricket: Bóng gậy
Tennis: Quần vợt
Squash: Bóng quần
Hockey: Khúc côn cầu
Baseball: Bóng chày
Basketball: Bóng rổ
Volleyball: Bóng chuyền
Võ thuật
Judo
Karate
Kickboxing
Boxing
Thể thao cảm giác mạnh
Paragliding: Môn dù lượn
Rock climbing: Leo núi đá
Caving: Môn thể thao liên quan đến việc đi vào hang động dưới lòng đất
Mountaineering: Leo núi
Các môn nước
Swimming: Bơi
Diving: Nặn
Sailing: Lái thuyền
Canoeing: Bơi xuồng
Windsurfing: Lướt ván buồm
Các hoạt động khác
Jogging: Chạy bộ
Keeping fit: Giữ vóc dáng
Horse-riding: Cưỡi ngựa
Hiking: Đi bộ đường trường
Skateboarding: Trượt ván
Gymnastics: Rèn luyện thân thể
Athletics: Điền kinh (Anh Anh), Thể thao nói chung (Anh Mỹ)
Cách dùng play, do và go
Khi bạn nói về sở thích cá nhân của mình, bạn có thể sử dụng các động từ play, do, or go.
My sister plays tennis every weekend.
Chị gái tôi chơi tennis mỗi cuối tuần.
My brother likes doing DIY.
Anh trai tôi thích sửa chữa, trang trí nhà cửa
I go swimming three times a week.
Tôi đi bơi 3 lần một tuần
Có một sự khác nhau nhỏ giữa 3 động từ này bạn cần phân biệt rõ
– Play + sport / game (thể thao/ trò chơi)
play football / play video games / play chess
– Do + hobby / individual sport (sở thích hay môn thể thao cá nhân)
do DIY, do judo
– Go + activity (hoạt động)
go swimming, go fishing
(Theo English-at-home)