Giải bài tập SGK Tin học 6 trang 42, 43, 44, 45, 46, 47 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Sơ đồ tư duy của Chủ đề 5: Ứng dụng Tin học.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 10 trong sách giáo khoa Tin học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
I. Nội dung bài học Tin học 6 bài 10
Hoạt động 1
1. Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã cũ của lớp mình. Hãy viết ra ba điều mà cuốn sổ lưu niệm làm em thích thú, một điều làm em hạnh phúc và một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn.
2. Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì?
Trả lời
1. Ba điều làm em thích thú: Những dòng chữ ngây thơ, những bức ảnh khi còn trẻ, những câu chuyện hài hước khi còn trên ghế nhà trường
Một điều làm em hạnh phúc: Đọc lại những lời chúc của các bạn dành cho mình.
Một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn: Những bức ảnh bạn bè khoác vai nhau, vui đùa với nhau.
2. Theo em, một cuốn sổ lưu niệm sẽ gồm thông tin của những người viết, hình ảnh, thời gian viết, những câu chuyện.
Hoạt động 2
Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở Hình 5.2 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cách biểu diễn nào (văn bản, sơ đồ tư duy) dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?
2. Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?
3. Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh (triển khai từ chủ đề chính) là gì?
4. Các chi tiết của chủ đề nhánh “Thành phần” là gì?
Trả lời
1. Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn.
2. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian hơn.
3. Tên của chủ đề chính là “Sơ đồ tư duy” với 4 chủ đề nhánh là “Người sáng tạo”, “Lợi ích”, “Làm gì?” và “Thành phần”.
4. Các chi tiết của của chủ đề nhánh “Thành phần” là: Từ khóa, Hình ảnh, Đường nối.
Hoạt động 3
1. Em và các bạn cùng thảo luận nhóm để bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy để ghi lại kết quả thảo luận theo gợi ý trong Hình 5.3 2.
2. Theo em sơ đồ tư duy thủ công trên giấy có hạn chế gì?
Trả lời
1. Nội dung trong các nhánh có thể bổ sung như sau:
* Các bài viết cảm nghĩ:
- Về bạn
- Về trường lớp
- Về thầy cô
- Về bác bảo vệ
- Về cô lao công,…
* Giới thiệu thành viên:
- Họ tên
- Ngày sinh
- Giới tính
- Địa chỉ liên hệ
- Ảnh
- Sở thích
- Sở đoản,…
* Giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm
- Thầy dạy Toán
- Cô dạy Văn
- Thầy dạy Anh
- Các thầy cô bộ môn khác,…
* Hoạt động sự kiện
- Khai giảng
- Đêm rằm tháng 8
- Lễ hội Halloween
- Hội chợ tết truyền thống,…
2. Viết sơ đồ tư duy thủ công trên giấy em sẽ khó để sửa chữa, thay đổi và điều chỉnh thông tin, và mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn.
II. Phần Luyện tập Tin học 6 bài 10
Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:
a) Bổ sung các nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy (nếu cần).
b) Chỉnh sửa màu sắc và kiểu đường nối. Bổ sung hình ảnh, biểu tượng,… để tăng hiệu quả trình bày cho sơ đồ tư duy.
c) Chia sẻ sơ đồ tư duy cho thầy cô giáo và các bạn để cả lớp trao đổi, thống nhất nội dung của cuốn sổ lưu niệm.
III. Phần Vận dụng Tin học 6 bài 10
Em hãy dùng sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc tạo bằng phần mềm) trình bày tóm tắt nội dung bài 9. An toàn thông tin trên Internet.